Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

CÔNG TÁC BẦU CỬ, LỰA CHỌN CÁN BỘ TRONG ĐẢNG LÀ DÂN CHỦ, KHÁCH QUAN

Trái ngược với luận điệu suy diễn, xuyên tạc trên, Hội nghị cán bộ toàn quốc Tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 đánh giá: Trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới, khu vực và của nước ta trong năm 2020 và đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và bão, lũ ở miền Trung, nhưng với quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn, hành động quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã chuẩn bị và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp theo đúng tiến độ, kế hoạch, mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm tuyệt đối an toàn, tiết kiệm và để lại nhiều dấu ấn, tình cảm sâu sắc, tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng quy định quy chế bầu cử trong Đảng, chỉ rõ: “Bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định” (Điều 2). Hay Luật số 85/2015/QH13, ngày 25/6/2015 của Quốc hội quy định nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 1).

Mặt khác, các đảng viên của Đảng đều có quyền ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo theo quy định của Đảng, hay công dân có quyền ứng cử, bầu cử vào cơ quan nhà nước theo luật định. Với quy định chặt chẽ dựa trên nguyên tắc cụ thể, rõ ràng như vậy thì bầu cử ở Việt Nam và bầu cử trong Đảng, đảm bảo thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của đa số để lựa chọn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Bên cạnh đó, trong đại hội đảng các cấp, đại biểu dân chủ trong thảo luận, giới thiệu nhân sự tại đại hội được quy định rõ tại Điều 12, khoản 3, Điều lệ Đảng: “Đại biểu có quyền nhận xét, chất vấn về người ứng cử và người được đề cử”. Rồi bầu cử có số dư cũng là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện dân chủ trong bầu cử. Cung cấp danh sách trích ngang của các ứng cử viên để đại biểu nghiên cứu trước là việc làm thiết thực, để thực hiện bầu cử có hiệu quả chất lượng nhất… Với những quy định như vậy thì không thể suy diễn, xuyên tạc công tác bầu cử trong Đảng là không dân chủ, “xóa bỏ quyền của các đại biểu dự đại hội” như họ rêu rao, suy diễn, xuyên tạc.

Cũng cần nói thêm, không thể lấy bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ để liên hệ, làm tiêu chuẩn, từ đó suy diễn, hạ thấp quy trình bầu cử, lựa chọn cán bộ ở Việt Nam. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Mỗi nước có đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau, có quy trình, quy định riêng. Không có mô hình chung là chìa khoá vạn năng để áp dụng cho mọi quốc gia, dân tộc trong điều kiện thể chế chính trị, mô hình nhà nước khác nhau.

Bên cạnh đó, ngay bản thân nhiều chính trị gia, học giả Hoa Kỳ cũng cho rằng mô hình bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ cũng còn tồn tại nhiều tranh cãi, chưa hẳn là hoàn hảo như người ta tưởng. Những tranh chấp pháp lý, cáo buộc gian lận kết quả bầu cử vừa qua, đến nay vẫn chưa có hồi kết là một minh chứng sinh động cho nhận định trên.

2 nhận xét:

  1. Mỗi cử tri cần hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của bản thân cũng như ý nghĩa của mỗi lá phiếu để tích cực tham gia bầu cử

    Trả lờiXóa