Hiện nay, các đối tượng bên trong và bên ngoài thường phối hợp, kết hợp, liên minh, liên kết, thông đồng với nhau khá chặt
chẽ theo kiểu “nội công, ngoại kích” để chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Các thế lực thù địch bên ngoài đại diện cho giai cấp
tư sản phản động quốc tế, là một số chính khách trong chính giới của một số
nước tư bản không có thiện cảm với Việt Nam, là những người nghiên cứu lý luận
phục vụ sự thống trị của giai cấp tư sản; là những phần tử phản động trong số người
Việt Nam ở nước ngoài vốn có nợ máu với nhân dân Việt Nam. Lực lượng này thường là chủ mưu, là người cung cấp, hỗ trợ về tài chính, phương tiện, cơ
sở vật chất, tư vấn về âm mưu, thủ đoạn truyền bá thông tin sai lệch, xuyên
tạc, hướng dẫn cách thức sử dụng phương tiện kỹ thuật - công nghệ, hỗ trợ theo
kiểu “tiền hô, hậu ủng” về mặt tinh thần cho các chủ thể bên trong thực hiện
các âm mưu chống phá, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo
“ngòi nổ” cho các điểm nóng chính trị - xã hội, thậm chí gây bạo loạn trên các
địa bàn trọng yếu ở nước ta.
Còn các đối tượng trong nước thường là những phần tử cơ hội, phản động, chống đối; một bộ
phận cán bộ, đảng viên, nhưng suy thoái, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”; một số trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo... bất mãn với chế độ. Đây là những kẻ tự nguyện tìm đến làm tay sai cho các thế lực từ bên ngoài, làm bồi bút,
tiếp tay cho các âm mưu của bọn phản động, vô tình hoặc cố ý đồng lõa, truyền
bá không công hoặc để nhận viện trợ tài chính từ chủ thể bên ngoài.
Tuy nhiên, xét từ mối quan hệ giữa cái bên trong và cái bên ngoài thì rõ
ràng lực lượng bên trong nguy hiểm hơn. Tính nguy hiểm của lực lượng bên trong
thể hiện trước hết ở chỗ, họ thường xuyên, liên tục tổ chức trên đất nước ta
nhiều hoạt động với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, lại rất khó phát hiện và
xử lý phức tạp. Tính nguy hiểm còn là ở chỗ lực lượng này trực tiếp tác động
hàng ngày, hàng giờ, lặp đi lặp lại với tần suất cao đến cán bộ, đảng viên và
nhân dân ta ngay trong đời sống thường nhật, ngay trong giao tiếp hàng ngày mà
nhiều người do mơ hồ trong nhận thức, do thiếu bản lĩnh và nhãn quan chính trị
nên không dễ nhận ra, thậm chí bị chúng “bỏ bùa”, mê hoặc mà không biết. Các thông tin sai
lệch, xuyên tạc từ nguồn trong nước, nhất là từ một số người trong giới khoa
học, từ một số nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu lý luận chính trị và lý luận
văn học, nghệ thuật, đôi khi do sơ hở của công tác lãnh đạo, quản lý, lại được
đăng tải trên các báo chí chính thống, đôi khi được xuất bản thành sách và được
truyền bá công khai trong xã hội.
Vì vậy, cần phân loại đối tượng chống phá để có cách xử lý
đúng đắn, hiệu quả, trong đó coi trọng trước hết
việc xử lý các đối tượng đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc từ bên trong. Xử lý càng triệt để các đối tượng bên trong càng không còn đất để các lực lượng bên ngoài kiếm cớ, lợi dụng, sẽ không
còn “đồng minh” bên trong để các lực lượng bên ngoài triển khai các âm mưu, thủ
đoạn nhằm đạt mục đích phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta, phá hoại sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta từ bên trong. Đồng thời, do chính âm mưu cấu kết
trong - ngoài chặt chẽ của hai thế lực này và tính không biên giới của thông
tin sai lệch, xuyên tạc trên mạng xã hội mà quá trình xử lý cần phải phối hợp,
kết hợp đồng bộ, đồng thời, chặt chẽ giữa xử lý nguồn thông tin sai lệch, xuyên
tạc bên trong và bên ngoài.
Xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc từ nguồn bên trong, nhất là từ một số
cán bộ, đảng viên do nhận thức hạn chế mà đưa tin sai lệch, xuyên tạc, từ đối
tượng là nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, nghệ sĩ,… cần theo phương pháp vận
động, giáo dục, thuyết phục, cảm hóa là chính, tuyệt đối không đẩy họ về phía
các lực lượng chống đối, các thế lực thù địch, bất mãn, hận thù lâu dài
với cách mạng và nhân dân.
Đối với thông tin sai lệch, xuyên tạc từ đối tượng là các thế lực thù địch, các phần tử phản động, người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài có nợ máu với nhân dân cần xử lý triệt để theo quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế. Đồng thời với việc xử lý cần tiến hành phản bác một cách có căn cứ khoa học, với lập luận logic, chặt chẽ, thuyết phục, đấu tranh triệt để với những sai trái, bịa đặt, xuyên tạc trong các thông tin đó, phối hợp với các nhà mạng gỡ bỏ, xử lý theo pháp luật hoặc dùng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để ngăn chặn, không cho chúng lan tỏa ra cộng đồng, gây tác động tiêu cực về tư tưởng trong xã hội. Theo quan điểm lấy mục đích “xây” là cao nhất, trong quá trình phê phán, phản bác thông tin sai lệch, xuyên tạc, cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta để định hướng và tạo lập dư luận xã hội tích cực, tạo lập sự đồng thuận xã hội.
Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa