Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục
tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ
công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là thủ tục xét xử được tiến hành có
hiệu quả và hiệu lực cao” và quan điểm: “... Cải cách tư pháp phải xuất phát từ
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính. Phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp,
cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân
dân. Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành
tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc
những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ
động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương
lai...”.
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ
quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Ở nước
ta, từ trước đến nay, vai trò của Tòa án đối với việc áp dụng, bảo vệ pháp luật
luôn luôn được đề cao. Chính vì vậy, Tòa án là một trong số các cơ quan được
thành lập sớm nhất.
Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “1.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hoạt động
của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức
đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. 2. Tòa án nhân
danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải
quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan,
toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn
cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội,
áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và
nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có
hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành...
Tại Phiên họp thứ 13 của Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương(8/2021), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến là xu thế tất yếu, cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 diễn ra vũ bão trên toàn cầu.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa