Hiện nay, các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động truyền bá thông tin sai lệch,
xuyên tạc diễn ra với quy mô lớn, cường độ ngày càng cao, bằng những chiến dịch
được tổ chức khá bài bản để chống phá sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Các thông tin giả, sai lệch, xuyên tạc này đã và
đang gây ra tâm lý hoang mang, dao động trong nhân dân, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đất nước. Vì vậy, để xử
lý có hiệu quả các thông tin này cần thực hiện một số yêu cầu chủ yếu sau:
- Bảo đảm tính đúng
đắn, chính xác
Trong xử lý thông tin sai lệch,
xuyên tạc trước hết và quan trọng nhất là phải xác định được đúng nguồn, đúng đối tượng phát tán và đánh giá đúng, chính xác nội dung, mức độ sai phạm và tác động, ảnh
hưởng tiêu cực của chúng để xử lý bằng các công cụ và hình thức thích hợp.
- Bảo đảm tính kịp thời
Thông tin sai lệch, xuyên tạc cần
được xử lý kịp thời để hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng tiêu cực của nó. Một
thông tin sai lệch, xuyên tạc nếu không được xử lý kịp thời thì hậu quả của nó
có thể khó lường, khó xử lý hậu quả. Tính kịp thời đòi hỏi các chủ thể tham gia
xử lý khi đã nằm trong guồng máy của bộ máy xử lý, phải triển khai, hoàn thành
công việc đúng tiến độ, không đùn đẩy, né tránh, không đá bóng sang sân người
khác, không dấu diếm, ém nhẹm thông tin mà phải kết hợp, phối hợp chặt chẽ với
nhau để quy trình xử lý diễn ra đồng bộ, kịp thời.
- Đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc, đúng pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông
lệ quốc tế.
Xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc phải trên cơ sở pháp luật Việt Nam nhằm
đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích của nhân dân. Đồng thời, việc xử lý
cũng cần tính đến các thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trong trường hợp các quy
định quốc tế trái ngược, mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam, thì lợi ích đất
nước, lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích của nhân dân là căn cứ quan trọng
nhất để xử lý.
- Bảo đảm tính nhân
đạo, nhân văn
Yêu cầu này phản ánh bản chất của cách mạng XHCN và truyền thống dân tộc Việt Nam, nhất là đối với đối tượng là những người biết ăn năn hối lỗi, những người trong nội bộ tổ chức và trong một bộ phận nhân dân ta, vô tình hay cố ý tán phát, chia sẻ thông tin sai lệch, xuyên tạc. Tùy vào từng nhóm đối tượng khác nhau để có hình thức, biện pháp phù hợp, không thể dập khuôn quy trình xử lý các nhóm đối tượng ở nước ngoài với các nhóm đối tượng trong nước. Cũng không đồng nhất quy trình, hình thức xử lý đối với nhóm đối tượng là các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất và đối tượng là một số cán bộ, đảng viên hay người dân do trình độ nhận thức hạn chế mà tán phát, chia sẻ các thông tin sai lệch, xuyên tạc.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa