Thời gian vừa qua, cơ
quan điều tra công an nhiều tỉnh, thành phố như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,
Lâm Đồng, Nghệ An... đã điều tra, xử lý nhiều đối tượng tung tin xuyên tạc về kết
quả truy vết F0, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân Covid-19... Hành vi của các đối
tượng này là sử dụng công nghệ cắt ghép, chỉnh sửa, làm sai lệch kết quả trên
nhiều mẫu xét nghiệm rồi tung lên mạng để câu like, câu view. Từ những sản phẩm
photoshop này, những tấm phiếu có kết quả “dương tính với SARS-CoV-2” giả mạo
được chia sẻ, lan truyền trên cộng đồng mạng, gây hoang mang dư luận.
Để lôi kéo sự chú ý, một số đối tượng đã sử dụng
ngôn từ phản cảm, gây sốc, làm giả các văn bản của cơ quan nhà nước. Văn bản về
cái gọi là “lịch trình của bệnh nhân 1553 đi hát karaoke có “tay vịn” tại Quảng
Ninh và Hà Nội gây xôn xao dư luận vừa qua là một ví dụ. Kiểu sử dụng ngôn từ
phản cảm, gây sốc này khiến văn bản giả được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Nhóm
đối tượng sử dụng trò lố này sau đó đã bị Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội điều tra, phát hiện, xử lý. Những
ngày gần đây, tại TP Hồ Chí Minh, nhiều mẫu văn bản xét nghiệm bị làm giả, sửa
kết quả “âm tính” thành “dâm tính” cũng gây sốc trên cộng đồng mạng...
Bên cạnh những chiêu trò phản cảm, dung tục nói trên, nhiều đối tượng còn câu like, câu view bằng cách mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế... lấy danh nghĩa “chuyên gia” phát ngôn về nhiệm vụ chống dịch. Cách thức của trò lố này là cắt cúp, gán ghép, xuyên tạc ý kiến chỉ đạo công tác PCD rồi sử dụng công nghệ, gán những nội dung này vào hình ảnh cá nhân các đồng chí lãnh đạo. Cách làm giả mà như thật này khiến trang cá nhân của nhiều đối tượng thu hút lượng tương tác khá lớn...
Các trường hợp tung tin sai sự thật về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận phải bị xử lý nghiêm khắc
Trả lờiXóa