Tỷ lệ sinh giảm mạnh đã dẫn đến sự tăng tốc
của quá trình lão hóa dân số ở một số nước châu Á là
những châu lục đầu tiên chịu ảnh hưởng của xu hướng này.Vào năm 2100, ước tính
những người trên 65 tuổi sẽ chiếm 23% dân số thế giới, cao hơn nhiều so với tỷ
lệ 10% của năm 2020. Hiện nay, người già ở Nhật Bản chiếm 28% và tại Pháp là
20%. Dự kiến đến năm 2040, các con số này sẽ lần lượt tăng lên 35% và 30%.Nhật
Bản là quốc gia hàng đầu về lão hóa dân số. Từ năm 1995, tỷ lệ sinh trung bình
của một người phụ nữ Nhật dao động trong khoảng 1,3 con đến 1,4 con. Năm 2021,
dân số nước này ước tính là 125,7 triệu người, giảm 3 triệu người so với cách
đây 10 năm. Đặc biệt, Hàn Quốc hiện là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế
giới, 0,9 con/phụ nữ. Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 1,3. Dân số của quốc gia này
gần đạt mức tối đa là 1,415 tỷ người và dự kiến sẽ giảm dần. Ở Nhật Bản, tỷ lệ "người phụ thuộc" (được tính bằng
số người cao tuổi trên lực lượng lao động) là 50% vào năm 2019 và có thể lên
đến 80% vào năm 2060. Tỷ lệ này của Hàn Quốc có thể tăng từ 20% vào năm 2019
lên đến 85% vào năm 2060.
Hệ lụy của lão hóa dân số. Tình trạng lão hóa dân số sẽ tạo nên một sự đột biến thực sự trong lịch sử nhân loại. Tỷ lệ người cao tuổi đang ngày càng tăng so với dân số đang trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, phần lớn sự tăng trưởng kinh tế có được trong hai thập kỷ qua là nhờ vào sự tăng trưởng của dân số trong độ tuổi lao động. Sự gia tăng tỷ lệ "người phụ thuộc" sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng do số lượng người tiêu dùng tăng lên nhưng lực lượng lao động lại giảm xuống. Các dịch vụ trong nước (dịch vụ cá nhân, y tế, du lịch) sẽ chiếm một phần ngày càng quan trọng trong GDP, trong khi các dịch vụ này mang lại nguồn thu nhập thấp. Số lượng người nghỉ hưu tăng còn kéo theo cả sự gia tăng về lạm phát. Việc giảm dân số lao động kết hợp với nhu cầu dịch vụ tăng đáng kể sẽ khiến mức lương tăng cao. Giảm tiềm năng tăng trưởng.
Cần nghiên cứu điều chỉnh sinh đẻ để có độ tuổi dân số tốt nhất
Trả lờiXóa