Để chống lại những biểu
hiện sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay, cần
chú ý đến những giải pháp sau:
Thứ
nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương,
chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với những người làm việc trên lĩnh
vực văn học, nghệ thuật.
Có một thực tế là, không
phải ai làm trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng có hiểu biết đầy đủ, thấu
đáo về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn học, nghệ
thuật. Do đó, dễ có những biểu hiện lệch lạc, đi ngược lại những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, các cơ quan quản lý truyền
thông, báo chí, hội văn học, nghệ thuật các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền cả
cho những văn nghệ sĩ và những người làm công tác quản lý hoạt động sáng tác,
xuất bản văn học nghệ thuật. Nội dung và hình thức tuyên truyền cần phong phú,
đa dạng, phù hợp với đối tượng văn nghệ sĩ.
Thứ
hai, nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn
học, nghệ thuật. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước là điều kiện tiên
quyết đảm bảo hoạt động văn học, nghệ thuật đi đúng hướng.
Trong Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, để khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực
văn hóa nói chung, Đảng ta đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung
và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà
nước về văn hóa”. Đây cũng chính là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục những
biểu hiện sai trái, lệch lạc về văn học, nghệ thuật ở nước ta thời gian
qua.
Thứ
ba, đầu
tư các phương tiện kỹ thuật hiện đại đã rà quét, phát hiện và xử lý những thông
tin xấu độc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật trên mạng xã hội. Sở dĩ những
thông tin xấu độc về văn học, nghệ thuật lan tràn trên mạng xã hội trong thời
gian qua là do chưa có cách thức để kiểm soát, xử lý. Những hoạt động chống phá
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật được thực hiện trên mạng xã hội thời gian
qua diễn ra rất tinh vi nên các cơ quan chức năng và các cơ quan quản
lý về văn học, nghệ thuật cần áp dụng những giải pháp kỹ thuật, công nghệ cao để
rà quét, phát hiện, bóc gỡ, xử lý những thông tin có nội dung xấu độc nhằm làm
trong sạch môi trường văn hóa mạng. Điều này không chỉ góp phần kiểm soát chặt
chẽ hoạt động của các văn nghệ sĩ trên không gian mạng mà còn ngăn chặn các hoạt
động chống phá của các lực lượng thù địch trên không gian mạng.
Thứ
tư, phát huy vai trò, trách nhiệm của các văn nghệ sĩ
trong việc đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong lĩnh vực
văn học, nghệ thuật. Các văn nghệ sĩ là người của công chúng, thường có lượng độc
giả, khán giả lớn. Họ là những người có tầm ảnh hưởng với xã hội. Do đó, những
biểu hiện lệch lạc của họ dễ gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, có khi kéo theo nhiều
người làm theo hoặc có khi bản thân họ bị mất uy tín. Vì thế, những người làm
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật cần hiểu rõ được vai trò, vị thế của mình,
song cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu trong việc đấu tranh chống
lại những biểu hiện sai trái, lệch lạc; có chính kiến cá nhân đúng đắn, tránh để
các phần tử cơ hội lợi dụng, lôi kéo, mua chuộc. Ngoài ra, các văn nghệ sĩ cần
phải tích cực tuyên truyền, định hướng cho độc giả, khán giả những thông tin có
nội dung đúng đắn, tích cực; tránh lợi dung uy tín của bản thân để lôi kéo độc
giả, khán giả vào những hoạt động sai trái, vi phạm pháp luật.
Để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, cần nhận diện và đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng. Đó là cách làm cho văn học, nghệ thuật ngày càng ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của nhân dân và trở thành sức mạnh nội sinh, sức mạnh mềm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa