Kinh nghiệm
thành công và thất bại của các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đều
rất có giá trị, ý nghĩa đối với tiến trình cách mạng và quá trình xây dựng,
phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhiều khi, từ những sai lầm,
thất bại của cách mạng trong ngày hôm qua, những người cách mạng học được nhiều
kinh nghiệm để tránh sai lầm cho hôm nay và mai sau.
Ngay trong tác
phẩm Đường Kách mệnh (1927), khi nói về vận dụng kinh nghiệm cách mạng thế giới,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho rằng, cách mệnh Pháp (bao hàm cả Công xã Pari) làm
gương cho chúng ta về nhiều phương diện. Ví dụ: “Dân chúng công nông là gốc
cách mệnh, tư bản là hoạt đầu, khi nó không lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó
phản cách mệnh”; “Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công”;
và “Cách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; ta muốn làm cách mệnh
thì cũng không nên sợ phải hy sinh”.
Hơn 90 năm qua,
trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo, vận dụng
kinh nghiệm cách mạng thế giới, trong đó có kinh nghiệm Công xã Pari 1871, Đảng
ta đã lãnh đạo đưa cách mạng cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vĩ đại.
Với những thắng lợi đã giành được, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến
đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm
chủ xã hội; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng và không
ngừng hoàn thiện; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển,
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị
thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới(9)… Nhìn lại 35 năm đổi
mới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những
năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(10).
Trong những năm
tới, với sự đan xen cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức, sự nghiệp đổi
mới, xây dựng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đặt ra nhiều vấn đề
mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn so với trước. Để nắm bắt thời cơ, vượt
qua thách thức, vận dụng kinh nghiệm Công xã Pari nhằm tiếp tục đổi mới, xây dựng,
phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (giai đoạn 2021-2030), cần nhấn mạnh một
số định hướng, giải pháp cơ bản đã nêu trong nghị quyết Đại hội XIII của Đảng:
Một là, kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ra sức thực
hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự
quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng
cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức,
nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội.
Hai là, xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng
cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với
siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức,
viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội.
Ba là, tiếp tục nắm vững và
xử lý tốt các quan hệ lớn, trong đó có quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý và nhân dân làm chủ; quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế,
bảo đảm kỷ cương xã hội. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật
tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ
xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố
nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch.
Bốn là, tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và công tác dân vận của Đảng. Đảng nêu gương thực hành dân chủ và bảo đảm kỷ luật, kỷ cương./.
Chúng ta phải luôn tin tưởng vào các quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ
Trả lờiXóa