Quan điểm và chủ trương
nhất quán của Đảng ta là thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không”, đó là
“Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước
kia; không cho nước này đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống
lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc
tế”. Cùng với thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không”, chúng ta đồng thời
thực hiện chủ trương “bốn tránh”: (1) Tránh xung đột về quân sự; (2) Tránh bị
cô lập về kinh tế; (3) Tránh bị cô lập về ngoại giao; (4) Tránh bị lệ thuộc về
chính trị.
Thực hiện chủ trương “bốn
không” và “bốn tránh” là cần thiết đối với Việt Nam trong quan hệ quốc tế, giúp
chúng ta giữ vững độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, ứng xử
và giải quyết hài hòa các mối quan hệ, hợp tác quốc tế hiện nay vì lợi ích quốc
gia – dân tộc, tránh căng thẳng, đối đầu, xung đột vũ trang, tránh lệ thuộc về
chính trị; thực hiện được chủ trương, đường lối đối ngoại vì hòa bình, vì sự ổn
định và phát triển, thực hiện tiến bộ xã hội. Điều đó phản ánh vị thế, tư duy
và tầm nhìn chiến lược của Đảng ta, hàm chứa những tư tưởng lớn, độ sâu sắc và
biện chứng của đường lối đối ngoại về quốc phòng trong kế sách giữ nước độc
đáo, hợp lòng dân với sự ứng phó mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với định hướng
phát triển theo xu thế thời đại và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam
cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Đây là hệ quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta trong lãnh đạo, chỉ đạo đường lối đối ngoại về quốc phòng nhằm giải quyết ổn thỏa mối quan hệ “được mình, được việc, được quan hệ”, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Nhờ đó, chúng ta an tâm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đầy biến động, phức tạp hiện nay.
Đối ngoại của Việt Nam rất khôn khéo
Trả lờiXóa