Trong
nhận thức lý luận ở Việt Nam hiện nay, phạm trù con đường đi lên CNXH phản ánh
những chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản Việt Nam để xây dựng CNXH ở Việt
Nam. Những biện pháp xây dựng CNXH, đầu tiên được Cương lĩnh 1991 cụ thể hóa
thành những nhiệm vụ và phương hướng của cách mạng Việt Nam: “Trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cần xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức làm nền tảng do Đảng cộng sản lãnh đạo… phát triển lực lượng sản xuất,
công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại… nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội…, phù hợp với sự phát triển của lực lượng
sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội
IX đã chỉ ra cụ thể tính chất phát triển rút ngắn của Việt Nam, vấn đề bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa và những điểm cần kế
thừa, tiếp thu văn minh nhân loại để xây dựng CNXH: “Con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng, tiếp thu, kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế
hiện đại”. Từ nhận thức lý luận
và những thành tựu thực tiễn, Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH ở Việt Nam (Bổ sung, phát triển 2011) đã nêu lên những nét chủ yếu về
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam thông qua tám phương hướng xây dựng CNXH:
Một là,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Hai là,
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là,
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người,
nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội.
Năm là,
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là,
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,
tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân.
Tám là,
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.
Hiện
nay, con đường ấy đã được làm rõ trên những nét cơ bản, Văn kiện Đại hội XIII khẳng
định: “Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi
mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước
được hiện thực hóa”.
Song để thật sự sáng tỏ lý luận về con đường đi lên CNXH và trở thành công cụ đắc lực để xây dựng CNXH ở Việt Nam vẫn còn là một quá trình. Những nội dung, biện pháp cơ bản để xây dựng CNXH mà Đảng ta khẳng định: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”.
Việt Nam đang đi rất đúng hướng
Trả lờiXóa