Một là, xuyên tạc, xóa bỏ chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Chúng
công kích chủ nghĩa Mác - Lênin “đã lỗi thời” chỉ phù hợp thế kỷ XIX, không còn
phù hợp hiện nay. Chúng cho rằng: “Trào lưu cộng sản đã hoàn thành sứ mệnh lịch
sử, trong đó có thành quả về giành quyền tự quyết cho nhiều dân tộc bị áp bức”.
Xuyên tạc rằng, kết luận của chủ nghĩa Mác là ảo tưởng và “cùng với thời gian,
những dự kiến của Mác về tương lai ngày càng bị xem là những viễn tưởng mờ
mịt”. Họ cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin cũng là một “kinh thánh”, một “hệ tư
tưởng đức trị kiểu phong kiến”. Các phần tử thù địch cũng đã phủ nhận tính
khách quan của sự tiếp cận hệ tư tưởng XHCN trong quá trình Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước, khi cho rằng: “Mặt tiêu cực
của sự gặp gỡ giữa dân tộc Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng với trào
lưu cộng sản là đã du nhập vào đất nước mình một mô hình xã hội chủ nghĩa không
tưởng, tạo môi trường cho những yếu tố hủ bại hãnh tiến lên ngôi, phá hoại kỷ
cương, phá hủy những giá trị lương thiện và tiến bộ”.
Hai là, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập.
Các thế
lực thù địch ra sức xuyên tạc sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân, rằng đó chỉ
là việc làm nhằm thu hút sự tham gia của những người cần lao chứ không phải do
điều kiện khách quan mang lại, nên điều đó chỉ phát huy tác dụng thời kỳ đầu
của cách mạng, không hợp với giai đoạn sau nên tất yếu sẽ tự nảy sinh mâu
thuẫn. Trước sự phát triển mới của chủ nghĩa tư bản và những biến đổi trong
giai cấp công nhân, các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc và lập luận: giai
cấp công nhân không còn có sứ mệnh lịch sử; hoặc chúng đề cao vai trò của đội
ngũ trí thức trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ phát triển, cho rằng
đội ngũ này mới có khả năng lãnh đạo cách mạng theo con đường tư bản chủ nghĩa…
Thực chất của quan điểm này là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc lột của
giai cấp tư sản nhằm khẳng định sự tồn tại “vĩnh hằng” của chủ nghĩa tư bản
trên cơ sở phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các thế lực chống
phá còn cho rằng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của.
Ba là, các thế lực, thù địch bác bỏ khả
năng định hướng XHCN ở nước ta.
Bọn
chúng cho rằng, Đảng cộng sản chỉ vì lợi ích của đảng và thiểu số người giàu có
trong xã hội, sẽ không đảm bảo được lợi ích đa số người dân nếu không thực hiện
dân chủ đa nguyên, họ lý sự rằng, thực hiện kinh tế thị trường mà nhất đảng
lãnh đạo chẳng khác nào “đầu Ngô, mình Sở”, họ ngụy biện: Đối với nền văn minh
mới thì ta chỉ lọc ra để xài cái phần hữu ích nhất là Kinh tế thị trường và làm
bạn với tất cả mọi người... Còn cái phần bất lợi cho mình là dân chủ đa nguyên
thì vứt bỏ… Làm kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN chính là đứa con lai láu cá đó. Họ gián tiếp bác bỏ định hướng XHCN đối
với kinh tế thị trường và cho rằng, phát triển chính trị sẽ chuyển động theo
phát triển kinh tế, khi kinh tế phát triển nhiều thành phần thì chính trị tất
yếu phải theo đa nguyên.
Các thế
lực thù địch xuyên tạc rằng, xây dựng nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu, lấy
kinh tế nhà nước làm chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thực chất là bảo thủ có
tính toán nhằm giữ lại đặc quyền, đặc lợi cho nhóm lãnh đạo, rằng, xu thế hiện
nay là mọi người đều châu vào moi móc tất cả mọi thứ có thể moi móc từ cái kho
chung của nhà nước để tìm vốn cho kế hoạch tư nhân hóa trong đó các cơ quan
công quyền là những người tiên phong.
Bốn là, họ xuyên tạc quá trình xây dựng nền
dân chủ XHCN ở Việt Nam, xuyên tạc động lực phát triển đất nước quá độ lên
CNXH.
Họ cho
rằng, quyền tự do, dân chủ trong xã hội Việt Nam không được thực hiện, đảng sẽ
can thiệp bất cứ lúc nào cần thiết, nên các giai tầng nên thủ thế cho riêng
mình, đừng góp sức vì sự nghiệp xây dựng CNXH, họ lý sự: tự do ngôn luận, biểu
hiện rõ nhất trong báo chí, xuất bản vẫn bị khống chế khắc nghiệt bởi những cơ
quan chức năng với những thủ đoạn trừng trị trấn áp vừa công khai vừa nội bộ.
Họ xuyên tạc rằng, hiện nay ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước can thiệp, quản lý quá
nhiều lĩnh vực, nên thiếu đi tính độc lập để phát huy dân chủ, từ đó họ kêu
gọi: Đấu tranh cho một nền pháp luật dân chủ không cho phép đảng tùy tiện can
thiệp vào các hoạt động kinh tế, cũng như đấu tranh đòi hỏi được tự do báo chí
để xã hội có điều kiện pháp lý kiểm soát được những hoạt động của nhà nước,
không có pháp luật thích hợp cũng như không có tự do cọ xát những tư tưởng khác
nhau thì cũng không thể có phát triển.
Đây là những quan điểm sai trái, thù địch nhằm chống pháp cách mạng nước ta trên con đường đi lên CNXH. Gây hoang mang, dao động, làm xói mòn, giảm sút lòng tin trong một bộ phận quần chúng với Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, đồng thuận xã hội và làm vẩn đục tâm lý xã hội; trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của CNXH. Tạo nên những cản trở sự nghiệp xây dựng CNXH, những nội dung sai lệch ngày càng thấm sâu vào đời sống nhân dân ta. Do đó cần, đâu tranh kiên quyết, tuyên truyền sâu rộng để nhân dân nhận biết âm mưu, thủ đoạn của các thế lực, thù địch chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa