Sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đồng chí Võ Chí Công được điều ra Trung
ương công tác; được Đảng tín nhiệm cử giữ nhiều trọng trách. Trên các cương vị:
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng
Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch
Hội đồng Quốc phòng, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí luôn trăn
trở về con đường đi lên của cách mạng; sớm thể hiện sự tìm tòi đổi mới tư duy về
kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp…
Từ năm 1976 đến đầu năm
1977, đồng chí được giao nhiệm vụ trên cương vị Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ
Hải sản, trong tình hình kinh tế bao cấp, Nhà nước không đủ xăng dầu, phương tiện
sản xuất cho ngành hải sản hoạt động. Nhận rõ được ưu thế đất nước có bờ biển
dài, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản, đồng chí đã xuống các cơ sở
quốc doanh, các hợp tác xã nghề lâu năm để nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân của sự
trì trệ, thua lỗ; đề xuất với Chính phủ những giải pháp thiết thực, giải quyết
khó khăn cho ngành hải sản, thực hiện cơ chế tự quản để phát triển sản xuất,
xóa bỏ bao cấp. Do có sự đổi mới về quản lý và cách tổ chức, ngành hải sản đã từng
bước vươn lên trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Năm 1978, đồng chí Võ Chí
Công được phân công phụ trách khối nông, lâm, hải sản và kiêm Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp. Khi phụ trách ngành nông nghiệp – lĩnh vực công việc mới mẻ, phức tạp
và rất nặng nề, đồng chí ngày đêm trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, làm thế nào để
tháo gỡ khó khăn của hàng triệu nông dân trong các hợp tác xã. Đồng chí đã đi
xuống nhiều hợp tác xã nắm tình hình, ra tận đồng ruộng gặp bà con xã viên hỏi
thăm công việc sản xuất và nhận rõ nhiều hợp tác xã thực hiện khoán đến nhóm và
người lao động đã đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho xã viên, như các
hợp tác xã ở Vĩnh Phú, Hải Phòng.
Không dừng lại ở việc đổi
mới cơ chế quản lý nông nghiệp, đồng chí Võ Chí Công đã góp phần phát triển tư
duy về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước. Là Trưởng Ban nghiên cứu đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, đồng chí đã tích cực xuống các cơ sở kinh tế, mở
nhiều cuộc hội thảo, tập hợp ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các viện nghiên
cứu, góp phần xây dựng, hoàn thiện trình Bộ Chính trị ra Nghị quyết 306-NQ/TW
(tháng 4-1986) về bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh
tế cơ sở (bao gồm các cơ sở kinh tế quốc doanh, kinh tế tiểu thủ công nghiệp;
kinh tế gia đình và thành phần kinh tế cá thể, tư nhân trong sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất và kinh tế cá thể trong nông
nghiệp).
Sự thành công của cơ chế
khoán trong nông nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, có sự đóng góp to lớn
của đồng chí Võ Chí Công, góp phần quan trọng để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới
đất nước một cách đúng đắn, vững chắc.
Trên cương vị Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào đổi mới hoạt động của
Quốc hội, đặc biệt là công tác lập hiến và lập pháp. Với trọng trách là Chủ tịch
Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị,
sự góp ý của Hội đồng Nhà nước, đồng chí Võ Chí Công đã cùng Ủy ban tập hợp ý
kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; tập trung được nhiều chuyên gia;
nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng Hiến pháp của một số nước, vận dụng vào thực tiễn
Việt Nam; kiên trì đấu tranh với những quan điểm sai trái trong việc sửa đổi Hiến
pháp, giữ vững những điều cơ bản về dân chủ, về pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiến
pháp sửa đổi năm 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, được Trung ương Đảng, Quốc
hội thông qua, đánh dấu mốc lịch sử về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng hệ thống pháp luật, quản lý mọi mặt hoạt
động của đất nước, trong thành công đó có sự đóng góp rất quan trọng của đồng
chí Võ Chí Công.
Những năm tháng là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Võ Chí Công đã tích cực góp ý kiến với Đảng và Ban Chấp hành Trung ương đối với những vấn đề lớn, quan trọng về tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là công tác lập hiến và lập pháp
Trả lờiXóa