Thứ Hai, 22 tháng 8, 2022

NGƯỜI ĐI HAI HÀNG

Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc” viết năm 1947 tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi những kẻ ngậm miệng ăn tiền, gió chiều nào che chiều ấy là “bọn thứ ba”. Họ là những kẻ cơ hội, là khôn mà không ngoan, làm gì cũng nghĩ đến cái lợi riêng mình mà quên đi lợi ích chung, quyền lợi của người khác.

Thời nay, người ta ám chỉ họ là những người “đi hai hàng”. Trong sinh hoạt Đảng họ thường im lặng hoặc chủ yếu đồng tình ý kiến của số đông, toàn dựa ý cấp trên, dựa ý tập thể. Nhưng ra ngoài cuộc họp, họ rỉ tai chỗ nọ, nói riêng chỗ kia rằng ông ấy, bà ấy như thế không được. Lẽ ra cần phải thế này, thế này...

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ rõ biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị là: “Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”. Nguyên nhân của biểu hiện này là do thái độ cầu an, sợ rủi ro, vì đã có thỏa thuận ngầm nào đó về lợi ích. Cái nguy hại là dễ bỏ qua cho cái sai, tạo cơ hội cho cái sai nhỏ thành cái sai lớn, gây mất đoàn kết nội bộ, nghi kỵ lẫn nhau, lợi ích nhóm; từ đó khiến tổ chức đảng mất năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Những vụ việc kỷ luật gần đây của Đảng đã cho thấy rõ những nguy hại này.

Chính vì vậy, mỗi cơ quan đơn vị cần xây dựng và bảo vệ khối đoàn kết, thật sự dân chủ trong sinh hoạt đảng. Người đứng đầu đơn vị phải thật sự gương mẫu, tinh tường nhận diện những người đi hai hàng, nghiêm túc tự phê bình và phê bình để vì sự phát triển tập thể và sự tiến bộ, trưởng thành của mỗi cán bộ, đảng viên.

1 nhận xét:

  1. Cán bộ phải thật sự gương mẫu, tinh tường nhận diện những người đi hai hàng, nghiêm túc tự phê bình và phê bình để vì sự phát triển tập thể và sự tiến bộ, trưởng thành của mỗi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa