Dân chủ là một hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của đời sống con người; dân chủ luôn mang tính lịch sử chính
trị - xã hội và luôn phản ánh bản chất của xã hội, giai cấp. Lịch sử phát
triển của nhâan loại đã chứng minh rằng dân chủ xuất hiện và phát triển với
tính chất là sản phẩm trực tiếp của đấu tranh gii cấp. Trong xã hội có giai
cấp, tuyệt đối không thể có thứ dân chủ chung chung, phi giai cấp. Dân chủ tùy
thuộc vào sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. C.Mác đã chỉ rõ: “Quyền không bao giờ
có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hóa của xã hội do
chế độ kinh tế đó quyết định” ; “bất cứ nền dân chủ nào, xét đến cùng, cũng đều phục
vụ sản xuất và xét đến cùng, đều do các quan hệ sản xuất trong một xã hội nhất
định quyết định” . Theo V.I.Lênin, điều cốt tử nhất khi bàn
đến vấn đề dân chủ là phải trả lời được câu hỏi, dân chủ của ai, cho ai và vì
ai? Tự do cho ai và vì ai? Từ đó V.I.Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về
bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ
hơn gấp triệu lần, chính quyền xô viết, so với các cộng hòa tư sản dân chủ
nhất, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”. Đồng thời các nhà kinh điển khẳng định:
“Trước hết nó tạo ra một chế độ dân chủ mà nhờ đó trực tiếp hay gián tiếp tạo
ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản”. Đó chính là dân chủ và nhà
nước của giai cấp vô sản, dân chủ mang bản chất nhà nước thống trị, thông qua
thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa để quản lý xã hội.
Theo V.I.Lênin, nền dân chủ tư sản là nền dân chủ
của một thiểu số những kẻ giàu có, dân chủ của giai cấp tư sản, do giai cấp tư
sản, vì giai cấp tư sản chứ không phải dân chủ cho đa số nhân dân lao động. Bản
chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện trên các phương diện chủ yếu: 1- Là
nền dân chủ của nhân dân lao động, vì nhân dân lao động, thể hiện ở việc bảo vệ
quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân lao động; 2- Dân
chủ xã hội chủ nghĩa thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do được bảo đảm về
mặt pháp lý để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; 3- Dân chủ xã hội chủ
nghĩa có nội dung toàn diện, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, ý thức - tư tưởng, trong đó nổi bật là sự tham gia một
cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi của những người lao động vào công việc
quản lý nhà nước và xã hội thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại
diện.
Kế thừa những
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng ta cho rằng dân chủ là
nhân dân tham gia trực tiếp việc giải quyết các vấn đề
quan trọng của nhà nước. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đảng ta đã xác định xây dựng một Nhà nước Việt Nam kiểu mới, đó là
nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”; Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách
nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của
dân. Chính quyền từ xã đến Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ
Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống” . Văn kiện Đại hội lần thứ XIII khẳng định: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nội dung “thụ hưởng” được Đảng ta bổ sung, phát triển, nhấn mạnh trong Đại hội lần này, thể hiện tính nhất quán của Đảng ta luôn coi vấn đề lợi ích là động lực để thực hành dân chủ rộng rãi và thực chất trong xã hội.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước
Trả lờiXóa