Thật
trớ trêu, khi mà cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang dốc
toàn bộ trí tuệ, tâm sức cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, lập nhiều chiến
công, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì những kẻ
cơ hội lại lu loa cho rằng: “Quân đội bây giờ “đông nhưng không mạnh”,
"không còn những sự hy sinh, cống hiến"... Nhưng sự thật lại hoàn
toàn trái ngược với những luận điệu xuyên tạc đó.
Trong
chiến tranh, mỗi khi người lính Cụ Hồ chứng kiến đồng đội ngã xuống, thì đó
luôn là nỗi ám ảnh, trở thành tâm nguyện tri ân suốt quãng đời còn lại. Trong
thời bình cũng vậy, trước sự hy sinh của đồng đội, người lính luôn nhận lấy nỗi
đau tận cùng; và họ càng được thôi thúc thêm quyết tâm cống hiến cũng chính bằng
nỗi đau đó. Cũng bởi thế mà ở bất kể nơi đâu trên đất nước này, ở đâu có nhiệm
vụ, ở đâu có thiên tai, địch họa thì cán bộ, chiến sĩ quân đội lại lên đường. Ở
bất cứ đâu nơi biên cương, hải đảo, giữa trùng khơi xa xôi, hay trên bầu trời
trong xanh vời vợi sắc hòa bình kia cũng đều ghi dấu những hy sinh của cán bộ,
chiến sĩ quân đội. Nói như vậy hoàn toàn không phải kể lể về sự bi thương, mà hẳn
là nêu lên minh chứng chân thật, sinh động nhất về sự hy sinh của người lính thời
bình, để những kẻ bỡn cợt bĩu môi, tự thấy xấu hổ với chính những lời xuyên tạc,
bịa đặt trắng trợn.
Nhưng
sự hy sinh theo nghĩa trọn vẹn nhất không đơn thuần là sự ngã xuống, mà rộng
hơn là việc chấp nhận gian khó, hiểm nguy về phần mình để bảo vệ, che chắn cho
nhân dân, giúp nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở thời nào cũng vậy, người
lính Cụ Hồ luôn hăng hái xung trận, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ trong
mọi điều kiện, tình huống. Thời điểm “giặc Covid-19” tràn vào lãnh thổ đất nước,
khi mà người dân buộc phải di chuyển tránh xa tâm dịch, thì những cán bộ, chiến
sĩ quân đội lại hành quân vào tâm dịch. Nơi nào xuất hiện dịch, bộ đội hóa học
ngay lập tức có mặt để tiến hành phun khử khuẩn. Tiếp nữa là hàng loạt đơn vị
quân đội dời quân ra khỏi doanh trại, cắm bạt, dựng lều nơi núi đồi hoang vắng,
nhường nơi ở làm nơi cách ly phục vụ đồng bào. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Bộ đội
Biên phòng đã và đang dựng lều, cắm chốt trên dọc tuyến biên giới để chặn dịch
ngay từ đường biên, quyết tâm đẩy lùi "giặc Covid-19".
Người lính Cụ Hồ luôn có mặt trên mọi trận tuyến khốc liệt và không hề lo sợ hiểm nguy rình rập cận kề. Sở dĩ, họ làm được như vậy là bởi họ được giáo dục, rèn luyện bài bản, kỹ càng, hình thành trong con người họ đức cống hiến, hy sinh. Trải qua lớp lớp thế hệ, họ đã tạo dựng nên truyền thống và giá trị của Bộ đội Cụ Hồ. Chúng ta luôn vững tin, rằng trong bất luận hoàn cảnh nào, bộ đội luôn là tấm lá chắn vững chắc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng. Thế nên, mọi luận điệu xuyên tạc, cố tình bôi nhọ hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, hạ bệ Quân đội nhân dân Việt Nam thì đều đáng bị lên án, bác bỏ.
Các chiến sỹ trong Quân đội đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, đối mặt với hiểm nguy để phục vụ nhân dân
Trả lờiXóa