Thật
đáng lên án và bất bình trước sự bịa đặt trắng trợn của những kẻ cơ hội chính
trị, hiềm khích, cố tình bôi nhọ, hạ bệ hình tượng Bộ đội Cụ Hồ. Chúng tìm mọi
cách quy chụp, bóp méo sự thật, cho rằng bộ đội thời bình đang là lực lượng “vô
công rồi nghề”, với "bộ máy cồng kềnh, gây hao tốn ngân sách quốc gia, kéo
chậm sự phát triển đất nước", nhưng lại "được thụ hưởng cuộc sống
sung túc, đủ đầy".
Với
cách tiếp cận trực diện, chúng tôi sẽ phản ánh bức tranh chân thực về cuộc sống
và đặc thù hoạt động, cùng những cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ trong
Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam thời gian qua. Đây cũng là cơ sở bóc trần những
mưu đồ xuyên tạc, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, hòng phá hoại
quân đội, chống phá cách mạng Việt Nam.
Do đặc
thù hoạt động quân sự, có những mất mát, hy sinh mà cán bộ, chiến sĩ trong QĐND
Việt Nam chỉ âm thầm chịu đựng, chấp nhận thiệt thòi về mình để hoàn thành
nghĩa vụ thiêng liêng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể
vì nhiều lý do, những hy sinh bình dị mà cao quý ấy vẫn chưa được phản ánh đầy
đủ trên các phương tiện truyền thông, nên chưa được nhiều người biết đến.
Bộ đội
cũng là những con người bằng xương bằng thịt, cũng nức nở khóc, nuốt cay đắng
vào lòng. Ai mất đi người thân mà không đớn đau, hụt hẫng; ai chẳng muốn được lần
cuối nhìn mặt người thân, vấn lên trán chiếc khăn tang để bày tỏ niềm kính trọng,
biết ơn đấng sinh thành... Thế nhưng, tại sao người lính lại không rời đơn vị để
về nhà thực hiện đạo hiếu truyền thống ấy cho vẹn nghĩa, trọn tình? Bởi vì họ
đã được trui rèn, đã quen đón nhận những hy sinh thầm lặng và trên hết là họ nhận
thức rất rõ về nhiệm vụ mà mình đang thực hiện, thế nên họ không bao giờ rời bỏ
vị trí...
Họ phải
sống xa gia đình, vợ con, gắn bó với biên cương, hải đảo. Trước hết, người lính
Cụ Hồ phải đối diện với nỗi nhớ thương tận cùng đằng đẵng đối với hậu phương hết
tháng này sang tháng khác, hết năm này sang năm khác...
Cũng
đã có nhiều người lính phải đau đớn, xót xa hơn khi biết tin về những đứa con
thơ thuở nào giờ đã trở nên khó bảo, thậm chí hư hỏng khi thiếu vắng sự dạy bảo
của người bố trong suốt một thời gian dài. Cũng có người lặng lẽ nuốt nỗi buồn
vào trong khi biết tin người yêu đi lấy chồng...
Sự thật
là vậy, nhưng người lính Cụ Hồ luôn biết cách đón nhận thực tế đó bằng đức hy
sinh, bao dung và cố lấp đầy những khoảng trống tinh thần bằng sự yêu thương hết
thảy đối với người thân và cho nhân dân
Bạn thử
so sánh những chiếc phản gỗ khô ráp giữa rừng với chăn ga gối đệm trong những
căn phòng sang trọng có máy lạnh, điều hòa và các phương tiện sinh hoạt tiện
nghi, hiện đại. Bạn thử mường tượng bản thân mình đang đứng giữa biên cương
thăm thẳm như các chiến sĩ biên phòng, hay giữa biển nước mênh mông ở nhà giàn
DK, những điểm đảo giữa trùng khơi Trường Sa, hay trên những con tàu tuần tra,
trực chiến bị quăng quật bởi sóng to, gió lớn... Bạn sẽ chịu đựng được bao lâu?
Có thật sự can trường, can đảm để tiếp tục những công việc muôn vàn gian lao, vất
vả, nhưng không thể điểm mặt, ghi tên tạo nên danh vọng, hay sinh ra lợi nhuận
kinh tế như mỗi phần việc mà bạn vẫn hay làm?
Vì thế, trước khi nhận xét về nhiệm vụ, cuộc sống của những người lính thì cần phải đặt mình vào vị trí của những người lính kia, để xem mình có thể làm được những điều như họ đã và đang làm hay không. Còn đối với những kẻ dã tâm chống phá cách mạng, cố tình bôi đen hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ thì cần phải đấu tranh, vạch trần mưu đồ, thủ đoạn của chúng; lên án thói ngông cuồng, nhận thức lệch lạc, chủ quan của một số “anh hùng bàn phím”. Những con người này vốn chỉ biết ngồi trong phòng lạnh huênh hoang, khoác lác trên mạng, còn trên thực tế thì có lẽ cái chốt của bộ đội nằm ở đâu trên tuyến biên giới thì họ cũng không hề biết và không dám đặt chân tới, chứ đừng nói đến việc có thể đến đó để thực hiện nhiệm vụ.
Quân đội luôn sát cánh cùng nhân dân cả nước, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh Covid-19
Trả lờiXóa