Trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý, Đảng và Nhà nước phải
xử lý tốt các mối quan hệ biện chứng. Những mối quan hệ này đã được phát
hiện, đề ra từ những nhiệm kỳ trước (từ Đại hội X đến Đại hội XII) nay được bổ
sung thêm, tạo thành 10 mối quan hệ cần được nhận thức và xử lý khéo léo. Đó là
quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
và bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc
lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân
làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.
Chỉ ra các mối quan hệ đối lập, song gắn bó thống nhất với nhau như trên chính là thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin mà trước hết và quan trọng hơn hết là vận dụng phương pháp duy vật biện chứng vào nhận thức và hoạt động thực tiễn. Theo đó, trong việc đề ra chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải quán triệt được những mặt đối lập trên, không được xem nhẹ mặt nào.
Bài viết rất hay và ý nghĩa
Trả lờiXóaTrong thực tiễn lãnh đạo, quản lý, Đảng và Nhà nước phải xử lý tốt các mối quan hệ biện chứng; nên đất nước mới phát triển mạnh mẽ như vậy
Trả lờiXóa