Người Việt Nam ta vốn có phẩm chất, truyền thống
"thương người như thể thương thân", sẵn sàng tương thân tương ái,
"lá lành đùm lá rách". Thế nên mỗi khi vùng, miền nào bị thiên tai,
hoạn nạn là cả nước lại hướng về, cùng tương trợ, giúp đỡ đồng bào vượt qua
gian khó. Lần này cũng vậy, khi bão lũ, sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về người
và của ở miền Trung, không chỉ Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và cấp ủy,
chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội đều nỗ lực vào cuộc,
khẩn trương ứng cứu nhân dân, mà đồng bào cả nước cũng tích cực giúp đỡ nhân
dân miền Trung bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa. Những ngày này, rất nhiều
tổ chức, cá nhân đứng ra quyên góp, ủng hộ bà con vùng bão lũ, từ các cụ già tới
em nhỏ đều tích cực hưởng ứng, tham gia. Trong đó, một số người nổi tiếng mà điển
hình là ca sĩ Thủy Tiên đã quyên góp được số tiền lớn để giúp đỡ người dân vùng
lũ. Đây là một việc làm rất đáng trân trọng, hoan nghênh, được dư luận ghi nhận,
đánh giá cao.
Có lẽ bản thân những "người của công chúng"
khi đứng ra quyên góp làm việc thiện cũng xuất phát từ tấm lòng nhân ái. Họ
phát huy lợi thế được nhiều công chúng mến mộ để kêu gọi cộng đồng ủng hộ nhằm
giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai, chứ không phải để "cạnh tranh" với
trách nhiệm của chính quyền và các cơ quan chức năng, bởi mỗi tổ chức, cá nhân
có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau và mọi sự so sánh đều khập khiễng. Thế
nhưng đáng tiếc là từ hành động của ca sĩ Thủy Tiên và một số người khác, trên
mạng xã hội đã xuất hiện những ý kiến, bình luận mang tính so sánh thiếu khách
quan. Đáng báo động là một số đối tượng cố tình lợi dụng sự việc này để suy diễn,
xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước bằng những luận điệu nguy hiểm, như: Một
mình ca sĩ Thủy Tiên làm việc thiện hiệu quả hơn tất cả các cơ quan Nhà nước; cần
giải tán các cơ quan làm công tác cứu trợ; thậm chí còn kích động "Đảng,
Nhà nước rất thờ ơ"; đừng tin vào cán bộ, đảng viên (!)...
Những đối tượng này cố tình đưa lên mạng xã hội một số vụ việc cán bộ cơ sở có cách làm chưa hợp lý hoặc phạm sai lầm khi lạm dụng quyền hạn để sử dụng tiền, hàng cứu trợ sai mục đích từ nhiều năm trước để minh chứng cho nhận định đó. Từ đó, họ cho rằng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội đã làm nhân dân mất niềm tin và cần phải giải thể để trao nhiệm vụ tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ cho các tổ chức xã hội dân sự. Mục đích cuối cùng của những đối tượng này không gì khác là thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo, quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Trong thực tế, một số cán bộ, công chức có hành vi đáng lên án ấy chỉ là hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh" và các cơ quan chức năng đã rất kiên quyết xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Từ sự việc trên có thể thấy, trên mạng xã hội hiện đang xuất hiện một số người có tư tưởng cực đoan, họ đang lợi dụng vào các sự kiện, sự việc để cố tình bôi nhọ, hòng phủ nhận sạch trơn sự quan tâm, chăm lo, cùng với những thành tựu to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân, cũng như công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta suốt những năm qua và trong đợt lũ lụt lịch sử vừa xảy ra ở miền Trung.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóaMọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hãy nêu cao cảnh giác cách mạng, tỉnh táo để nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù địch
Trả lờiXóa