Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP HỘI

Như bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hoạt động của con người trong xã hội đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật và không được hành động ngược với đạo đức, truyền thống của dân tộc. Sự thượng tôn pháp luật là đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền; việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của nhà nước là yếu tố nhận biết sự văn minh của xã hội nói chung và con người nói riêng.

Bên cạnh quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân với những vị trí xã hội khác nhau và theo nhu cầu, sở thích, lý tưởng riêng, mỗi người giao lưu, chia sẻ những đặc điểm tâm sinh lý riêng đó với những người tương đồng và tìm cách thỏa mãn trong hoạt động bởi một mô hình tự nguyện, đó là “Hội”. Hội có các tên gọi khác nhau, như: Hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ...

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã có quy định về việc thành lập hội, đó là: Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

Đây là những văn bản quy phạm pháp luật, quy định về việc thành lập. Trong đó, có những vấn đề cơ bản đáng chú ý là: Việc thành lập hội ở Việt Nam phải bảo đảm các yếu tố, như: Tên gọi; mục đích; điều lệ; trụ sở; số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội; Ban vận động thành lập hội; hồ sơ xin phép thành lập hội và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép… Đặc biệt, hồ sơ thành lập hội phải đầy đủ các yếu tố, như: Đơn xin phép thành lập hội; dự thảo điều lệ; dự kiến phương hướng hoạt động; danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội; văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội; và Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Thành lập hội là tự nguyện nhưng phải góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.

Tuy nhiên, cái gọi là “Câu lạc bộ Phạm Đoan Trang” lại hoàn toàn ngược lại, không đảm bảo đầy đủ các yếu tố và không tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cái gọi là “Câu lạc bộ Phạm Đoan Trang” chỉ là chiêu trò, nhằm lôi kéo, tụ tập những kẻ đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, phá hoại sự ổn định, phát triển của đất nước mà cả dân tộc này đang từng ngày, từng giờ xây dựng, vun đắp.

2 nhận xét: