Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

KHÔNG ĐỂ THÀNH LẬP TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ ĐỐI LẬP

Tính chất nguy hiểm, thâm độc của luận điệu “Không thể có dân chủ trong chế độ một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” không chỉ dừng lại ở vấn đề đa nguyên, đa đảng, mà nó còn cổ súy cho sự ra đời và công khai hoá, hợp pháp hoá các tổ chức chính trị đối lập nhằm cạnh tranh, tiến tới xoá bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuối cùng là phủ nhận và xoá bỏ mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Những gì đã xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã thể hiện rõ âm mưu, ý đồ thâm độc này của các thế lực thù địch. Thông qua “diễn biến hoà bình”, với chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội đã từng bước xoá bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 3/1990, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô thông qua Nghị quyết sửa đổi Điều 6 Hiến pháp năm 1977, hủy bỏ quy định về địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, tuyên bố tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các chính đảng tham gia xây dựng và quản lý nhà nước, xã hội. Từ đó, dẫn đến cơ chế đa nguyên, đa đảng ở Liên Xô. Sau đó gần 1 năm, đã có tới 153 tổ chức, đảng phái ra đời, cạnh tranh công khai, trực tiếp và hợp pháp với Đảng Cộng sản Liên Xô. Hệ quả là, Đảng Cộng sản Liên Xô bị tước mất quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, Liên bang Xô Viết bị tan rã sau hơn 70 năm xây dựng và phát triển.

Hơn nữa, những luận điệu trên chủ yếu là của những kẻ cơ hội, đòi “đa nguyên, đa đảng” để “đổi vận”. Sau khi Liên Xô sụp đổ, số quan chức mới biến thành những “quý nhân” của nước Nga. "Năm 1991, trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan đảng, chính quyền. Họ chiếm 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống, 57,1% trong số lãnh tụ những chính đảng mới và 73,4% trong số những quan chức của chính phủ mới”. Sự thực này cho thấy, các đối tượng thù địch, phản động rêu rao phải đấu tranh cho “dân chủ”, “tự do” của nhân dân thực chất là vì chính bản thân, lợi ích của cá nhân và “đồng bọn” chúng, chứ không phải vì dân, vì nước.

Thực tiễn bảo đảm và phát huy dân chủ ở Việt Nam là minh chứng rõ nét rằng bản chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng hay chế độ một đảng, mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đại diện cho quyền lợi của giai tầng nào trong xã hội, số đông hay số ít, tức là đảng cầm quyền mang bản chất gì và đảng cầm quyền sử dụng quyền lực nhà nước vào mục đích gì trên thực tế. Thực tiễn trên một lần nữa khẳng định rằng: trong chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền, dân chủ trong xã hội Việt Nam không những không bị mất đi, không bị hạn chế mà còn được bảo đảm, được phát huy sâu rộng trong thực tế và phát triển lên đỉnh cao của nó, đó là dân chủ xã hội chủ nghĩa.

1 nhận xét:

  1. Bản chất của các thế lực thù địch là không thay đổi; chúng cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác

    Trả lờiXóa