Thời gian gần đây, một số đối tượng cơ hội chính trị lợi
dụng việc Đảng ta tiến hành lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo các văn kiện phục vụ
Đại hội XIII để đưa ra nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều, đi ngược lại lợi ích
quốc gia, dân tộc.
Trong đó, các đối tượng tích cực cổ súy, ca ngợi, hình
tượng hóa vấn đề “xã hội dân sự”, yêu cầu Đảng ta phải có cơ chế khuyến khích
“xã hội dân sự” phát triển, coi đây là một chiêu bài để hiện thực hóa chiến lược
“diễn biến hòa bình” tại Việt Nam.
Thực tiễn cách mạng tại Liên Xô, Đông Âu và nhiều nước
trên thế giới cũng như tại chính Việt Nam cho thấy các thế lực thù địch, chống
đối đã sử dụng chiêu bài “xã hội dân sự” để tiến hành các hoạt động chống phá,
tấn công nhằm làm thay đổi tình hình chính trị của quốc gia. Thủ đoạn chống phá
dưới chiêu bài “xã hội dân sự” đã tạo ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng, là
nguồn gốc thai nghén ra các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, bạo loạn
lật đổ chính quyền tại không ít nơi.
Khái niệm “xã hội dân sự” (Civil Society) có nguồn gốc
từ phương Tây. Một cách đơn giản, “xã hội dân sự” được hiểu là những hoạt động
tập thể tự nguyện, được hình thành và vận hành trong không gian công cộng và tư
nhân; tồn tại độc lập, dưới hình thức các tổ chức và thiết chế tự quản, nằm
ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước, yếu tố thị trường và ngoài
khu vực gia đình.
Tại Việt Nam, các tổ chức “xã hội dân sự” đang tồn tại
dưới nhiều hình thức như: tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức cộng đồng theo
dòng tộc, sở thích; các tổ chức dịch vụ công không phải do Nhà nước lập ra… Các
tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự bảo đảm kinh phí, phi lợi
nhuận, tuân thủ các quy định của pháp luật và tích cực phối hợp hoạt động với
Nhà nước.
Tuy nhiên, với mưu đồ chống phá Việt Nam, đòi đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, các thế lực thù địch, chống đối, cơ hội
chính trị đang bóp méo, biến tướng vấn đề về “xã hội dân sự”, coi việc hình
thành các tổ chức “xã hội dân sự” là bước đầu để tập hợp lực lượng, thái nghén,
sản sinh ra các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản ngay trong lòng đất
nước.
Điều này chúng ta có thể dễ dàng thấy được hoạt động của
nhiều hội, nhóm núp bóng “xã hội dân sự” do các cá nhân, tổ chức chống đối, cơ
hội chính trị ở trong và ngoài nước thành lập, điều hành, như: “Hội anh em dân
chủ”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội nhà báo độc lập”, “Tổ chức xã hội dân sự”,
“Viet Liberty” (Việt Nam Tự do), “Nhà xuất bản tự do”, “Mạng lưới nhân quyền Việt
Nam”…
Đặc biệt, các đối tượng chống đối không chỉ đơn thuần
thành lập các hội, nhóm dưới bóng “xã hội dân sự” trong lòng Việt Nam, hoạt động
một cách độc lập, riêng rẽ, mà đã có sự móc nối, câu kết chặt chẽ với nhiều tổ
chức quốc tế thường xuyên có hoạt động chống phá Việt Nam như RSF (Phóng viên
không biên giới), AI (Ân xá quốc tế), VOICE (Sáng kiến thể hiện lương tâm người
Việt hải ngoại)…
Dưới vỏ bọc “xã hội dân sự”, các đối tượng thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” tại Việt Nam; hình thành các hội nhóm, tổ chức để tập
hợp lực lượng, tiến hành huấn luyện, đào tạo các phương thức hoạt động; tạo dựng
lực lượng chống đối trong lòng đất nước, tiến đến các cuộc bạo loạn lật đổ theo
hướng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”.
Cần phải nhấn mạnh, “dân chủ” chỉ là vỏ bọc để các đối
tượng đưa ra nhằm đánh lừa nhận thức của người dân. Mục tiêu của việc thúc đẩy
cái gọi là “xã hội dân sự” tại Việt Nam là tạo ra con đường để hình thành các tổ
chức, lực lượng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản một cách công khai, hợp
pháp. Từ đó, các đối tượng đưa Việt Nam đi vào con đường đa nguyên, đa đảng,
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản với Nhà nước và xã hội.
Khi tiến hành chống phá dưới chiêu bài “xã hội dân sự”,
trước nhất các đối tượng ra sức cổ súy tính ưu việt, sự dân chủ của “xã hội dân
sự” để đánh lừa nhận thức của người dân, cũng như hạ bệ vai trò của hệ thống
chính quyền. Thời gian vừa qua, trước tình hình mưa lũ diễn ra tại miền Trung,
cùng với lực lượng Công an, Quân đội và các cơ quan chức năng, có thể thấy nhiều
cá nhân, tổ chức thiện nguyện đã tích cực tiến hành các hoạt động giúp đỡ, cứu
trợ, khắc phục hậu quả mà thiên tai đã gây ra cho đồng bào bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, bất chấp việc các cơ quan chức năng đang
vào cuộc một cách mạnh mẽ và quyết liệt, một số đối tượng lại phủ nhận sạch
trơn vai trò của hệ thống chính quyền. Không ít đối tượng lợi dụng việc làm từ
thiện của một số cá nhân, tổ chức trong xã hội để so sánh, đổ lỗi, trách móc
chính quyền.
Các đối tượng này cố tình hạ thấp uy tín, vai trò lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị;
rêu rao luận điệu cho rằng các tổ chức “xã hội dân sự” hoạt động ưu việt và hiệu
quả hơn nhiều so với các cơ quan công quyền. Từ đó, các đối tượng kích động sự
hoài nghi, thiếu niềm tin vào Đảng trong một bộ phận quần chúng. Đặc biệt,
không ít cá nhân, tổ chức chống đối, cơ hội chính trị cũng triệt để tận dụng vấn
đề làm từ thiện trên để đánh bóng tên tuổi.
Đồng thời, các đối tượng tập trung tung ra luận điệu
đòi tuyệt đối hóa sự “độc lập” của các tổ chức “xã hội dân sự”, đòi thúc đẩy
thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức “xã hội
dân sự”. Với lý do “bảo vệ sự dân chủ”, các đối tượng cho rằng cần có sự tách bạch
một cách tuyệt đối giữa “công” và “tư”, giữa nhà nước và xã hội dân sự. Thậm
chí, các đối tượng này còn đưa ra quan điểm cho rằng, các tổ chức “xã hội dân sự”
chỉ cần hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, thỏa thuận của những người lập ra nó
mà không cần tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tiến hành chống phá, các tổ chức chống
đối núp bóng “xã hội dân sự” không chỉ hoạt động đơn lẻ, cá biệt, mà có sự câu
kết, móc nối với các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối ngoài nước để cùng
tiến hành công kích dưới hình thức “nội công, ngoại kích”. Các thế lực thù địch,
chống đối, phản động ở nước ngoài trở thành chỗ dựa về tinh thần, nguồn viện trợ
về vật chất cho các tổ chức trong nước.
Ngoài ra, các thế lực này dưới nhiều thủ đoạn khác
nhau cũng tiến hành gây sức ép, đòi chúng ta thay đổi đường lối, chính sách,
pháp luật, tạo điều kiện, nền tảng thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức chống đối
trong nước hoạt động. Dưới sự chống lưng giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài, các hội, nhóm trong nước trực tiếp tiến hành các hoạt động chống phá, tấn
công chính quyền, trở thành nơi tập hợp những thành phần bất hảo, hình thành lực
lượng đối lập, sẵn sàng tiến đến bạo loạn lật đổ theo hình thức “cách mạng
màu”, “cách mạng đường phố”.
Thông qua hình thức “xã hội dân sự”, lợi dụng các quyền
tự do ngôn luận, tự do đóng góp ý kiến, các đối tượng thúc đẩy tư tưởng “nhân
quyền cao hơn chủ quyền”, hướng lái người dân hình thành tâm lý chống đối, phản
kháng với chính quyền. Dưới danh nghĩa phản biện xã hội, đóng góp ý kiến, không
ít đối tượng đã biến nó thành một diễn đàn để công khai các luận điệu xuyên tạc,
công kích, chống phá chính quyền, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chúng ta không kỳ thị, không ngăn cản việc người dân lập hội, tham gia các tổ chức “xã hội dân sự”. Điều 25, Hiến pháp 2013 đã quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tuy nhiên, tất cả các hội nhóm, đoàn thể đều phải tuân thủ nghiêm các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động núp bóng thành lập “xã hội dân sự” để sản sinh ra các hội, nhóm chống đối đều là vi phạm, cần phải chấn chỉnh, loại bỏ.
Các thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa