Miền
Trung Việt Nam vốn là nơi phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên nhất cả nước.
Nhưng vào năm 1999, thiệt hại về người và tài sản chủ yếu là vì lũ lụt. 21 năm
sau, thảm họa gây ảnh hưởng kinh khủng nhất lại là sạt lở đất.
Chỉ
sau 1 tiếng nổ lớn, phân nửa quả núi cao hơn 120m, rộng 200m đã đổ sập xuống. Đó
là những gì đã xảy ra tại thủy điện Rào Trăng 3 vào ngày 12/10/2020, khiến khu
nhà điều hành nơi chân núi bị vùi lấp dưới hàng tấn đất đá. Cũng trong cùng
ngày, một vụ sạt lở tương tự đã xảy ra ở Tiểu khu 67, vùi lấp hoàn toàn ngôi
nhà của trạm kiểm lâm và khiến 22 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.
Ngày
18/10/2020, lại một thảm họa nữa liên quan đến sạt lở đất xảy ra ở tỉnh Quảng
Trị. Dãy nhà của Sư đoàn 337 đã bị vùi lấp dưới đống bùn đất từ một quả núi
cách đó tới 1,6km. 17 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh.
Các
vụ sạt lở đất thường có quy mô rất đa dạng, phụ thuộc vào tốc độ sạt lở, kích cỡ
sạt lở và lượng nước chứa trong đó. Nhưng nhìn chung, chúng thường gây thiệt hại
rất lớn về người và của, có thể phá sập các tòa nhà kiên cố, hoặc gây tắc nghẽn
giao thông nghiêm trọng. Các dữ liệu trong nhiều năm qua cho thấy, sạt lở đứng
thứ 7 trong số các thảm họa tự nhiên chết chóc nhất lịch sử loài người (sau hạn
hán, lũ lụt, bão, dịch bệnh, động đất và núi lửa phun trào).
Hiện
tại, cả nước ta đang chung tay cùng nhau khắc phục hậu quả thiên tai đối với đồng
bào miền Trung ruột thịt. Vì vậy, bên cạnh sự đồng sức, đồng lòng, sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị, cần đẩy mạnh công tác cảnh báo, dự báo sớm nguy cơ xảy
ra lũ quét, sạt lở đất, chuẩn bị tốt về nơi ở tạm, khả năng cung cấp lương thực,
thực phẩm, nước uống, y tế... Đặc biệt cần thường xuyên tuyên truyền để mọi người
dân đều được tiếp cận với các thông tin và kiến thức phòng chống thiên tai, qua
đó nhận thức được mức độ nguy hiểm của thiên tai; biết cách tự bố trí phòng,
tránh.
Mạng xã hội đang là một kênh rất hiệu quả giúp người dân hiểu rõ phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của cả cộng đồng để từ đó luôn đề cao ý thức cảnh giác, theo dõi chặt chẽ thông tin thời tiết thủy văn, tuân thủ sự chỉ đạo chung trong các vấn đề phòng, chống thiên tai của chính quyền và cơ quan chức năng; đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn./.
Người dân cần chủ động phòng tránh thiên tai
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa