Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cán bộ
và công tác cán bộ. Bởi, theo Người: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “Muôn
việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Đó là một chân lý nhất
định”. Cán bộ là dây chuyền của bộ máy, nếu dây chuyền không tốt,
không chạy thì động cơ dù tốt, toàn bộ máy cũng bị tê liệt, vì họ “là những người
đem chính sách của Đảng thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ kém thì chính sách
hay mấy cũng không thể thực hiện được”.
Xác định vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp
cánh mạng, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những thứ “bệnh”, nguyên nhân, tác
hại và đưa ra “thuốc chữa bệnh”. Thấm nhuần lời dạy của V.I.Lênin “Kẻ thù bên
trong tệ hại nhất của chúng ta, chính là anh chàng quan liêu... Chúng ta phải gạt
bỏ kẻ thù đó”, Hồ Chí Minh khẳng định “bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của
bộ đội và của Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang
súng, mà có nằm trong các tổ chức ta, để làm hỏng công việc của ta”, “Quan
liêu, tham ô, lãng phí là tội ác… phải tẩy sạch nó để thực hiện cần kiệm, liêm
chính… để xây dựng thuần phong mỹ tục trong toàn dân, toàn quốc. Đó là nhiệm vụ
quan trọng của mỗi chúng ta”.
Theo Hồ Chí Minh, “Bệnh quan liêu” là “chỉ biết
dùng mệnh lệnh. Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm dân chúng tự
giác và tự động”; là “Tham ô, hủ hóa. Trước mặt dân chúng thì lên mặt “quan
cách mạng”, “Bệnh quan liêu... là trái hẳn với tinh thần trách nhiệm”.
Nguyên nhân của “bệnh quan liêu” là “vì xa cách quần chúng, không hiểu biết dân
chúng, không học hỏi dân chúng, sợ dân chúng phê bình” và “khi có sai lầm,
khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa”. Tác
hại của “bệnh quan liêu” là vô cùng lớn, bởi vì nó “đã ấp ủ, dung túng, che chở
cho nạn tham ô, lãng phí”. Cho nên, “Bệnh quan liêu chỉ đưa đến một kết quả là:
hỏng việc. Vì vậy, chúng ta phải mau mau chữa bệnh nguy hiểm ấy”.
Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới, Đảng ta xác định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững”. Trong những năm qua, cùng với đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng ta thường xuyên quan tâm, chăm lo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với sự nghiệp cách mạng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới. “Công tác cán bộ được đổi mới và phát triển mạnh mẽ theo phương châm công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”, đạt được một số kết quả quan trọng”. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ chưa thực sự phát huy được vai trò, hiệu quả, trách nhiệm trong công tác, tinh thần tự giác trong học tập, tu dưỡng phẩm chất đạo đức lối sống, ý thức tự phê bình và phê bình chưa cao, “nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiền phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở”, ngại va chạm, tiếp xúc với nhân dân, không lắng nghe và giải đáp kịp thời ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; đánh giá hiệu quả công việc cá nhân, cơ quan, đơn vị, địa phương chủ yếu dựa trên các báo cáo, “lối làm việc bàn giấy”, chưa nghiên cứu tình hình thực tế. Do đó, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị không cao, gây bức xúc trong nhân dân... Những biểu hiện đó đã và đang làm giảm sút ý chí chiến đấu, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết trong nội bộ, là cơ hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm kích động, lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, làm giảm lòng tin của nhân dân.
Cán bộ dù có bệnh nào cũng phải chữa chạy triệt để
Trả lờiXóaTác hại của “bệnh quan liêu” là vô cùng lớn, bởi vì nó “đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”.
Trả lờiXóa