Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người
dân được đảm bảo. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về
tôn giáo, trong đó đều khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân”; “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc”; “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật.
Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật”...
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Hiến pháp năm 2013, Luật
Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện
pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo... Trong các văn bản pháp luật này đều
khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
công dân.
Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các
tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.
Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
“Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo
đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.
Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, các tôn giáo ở Việt
Nam ngày càng đa dạng, được Đảng, Nhà nước bảo đảm hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật.
Cùng với sự mở cửa, phát triển của đất nước, tôn giáo ở
Việt Nam có sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ, đa dạng hơn. Năm 1990, Việt Nam có
6 tôn giáo, 3 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, cùng với một số loại
hình tín ngưỡng dân gian gắn với các dân tộc.
Từ năm 2003, thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo,
Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn
giáo với khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến năm 2020, đã có 43 tổ
chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, khoảng
26,5 triệu tín đồ, sinh hoạt tôn giáo ở 29.660 cơ sở thờ tự.
Về chức sắc, năm 1990, nước ta có khoảng 38 nghìn chức
sắc, nhà tu hành, đến nay tăng lên 61,2 nghìn chức sắc, 147,1 nghìn chức việc
(tổng số chức sắc, chức việc khoảng 208,3 nghìn), trong đó tăng nhanh và nhiều
nhất là chức sắc Phật giáo và đạo Tin lành.
Trước năm 2003, trung bình hằng năm có khoảng 7 nghìn
lượt người tốt nghiệp hoặc hoàn thành các khóa đào tạo chức sắc do các tôn giáo
tổ chức, nhưng từ 2003 đến năm 2018, trung bình hằng năm có khoảng 15 nghìn lượt
người (tăng 215%).
Với 56 cơ sở đào tạo của các tôn giáo hiện có (gấp 3 lần
so với năm 1990), cùng với nhiều hình thức đào tạo đa dạng, linh hoạt, tăng cường
các hình thức đào tạo ngắn hạn, cả ở trong nước và ở nước ngoài (đối với các
tôn giáo ngoại nhập, có quan hệ quốc tế như Công giáo, đạo Tin lành, Phật giáo,
Hồi giáo) nên hàng ngũ chức sắc, chức việc tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được
đào tạo bài bản, nâng cao trình độ và uy tín, vai trò, ảnh hưởng đối với quần
chúng tín đồ, không chỉ trong đời sống tinh thần mà cả trong đời sống xã hội.
Lợi dụng tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là hoạt động xuyên suốt của những tổ chức, cá nhân và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam. Trong khi thực tiễn là Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật.
Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân được đảm bảo; Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm tới vấn đề này
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa