Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

PHẢI CHĂNG VIỆT NAM VI PHẠM TỰ DO INTERNET, TỰ DO MẠNG XÃ HỘI?

Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet nói chung và MXH nói riêng. Điều này đã được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013, được cụ thể hóa trong nhiều luật, nghị định cùng nhiều văn bản pháp luật khác và được biểu hiện sinh động trên thực tế.

Ngoài các báo điện tử, các trang tin, thông qua MXH (Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram...), người dân Việt Nam có thể tự do chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội. Trong hệ thống chính trị, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương ở Việt Nam ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng MXH để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân…

Hệ thống pháp luật của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin của công dân là cơ bản đầy đủ, đồng bộ và tương thích với luật quốc tế về quyền con người. Đặc biệt, Luật An ninh mạng (ANM), sau một năm có hiệu lực đã dần đi vào cuộc sống, mang lại những hiệu quả rất rõ nét, thiết thực trong đời sống xã hội. Trước, trong và sau khi luật ra đời, không ít thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động cho rằng việc Việt Nam ban hành Luật ANM là "vi phạm quyền con người, bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...". Thực tế, sau một năm thực thi đã chứng minh Luật ANM hoàn toàn không vi phạm quyền con người, không bóp nghẹt tự do ngôn luận, mà ngược lại đã tạo nên nền tảng pháp lý vững chắc, phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân... Mọi cá nhân vẫn được bày tỏ chính kiến trên không gian mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn không bị hạn chế nếu chấp hành các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, luật đã giúp tạo môi trường lành mạnh, an toàn. Nhiều thông tin, bài viết, video clip ảnh hưởng tiêu cực đến chuẩn mực, đạo đức xã hội đã được ngăn chặn, xử lý; đời tư cá nhân được bảo vệ; hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng được bảo đảm; các đối tượng tung tin sai lệch, nhất là về dịch Covid-19, tình hình bão lũ, thiên tai gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, bão lũ đã bị xử lý.

Việc Việt Nam ban hành Luật ANM, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thực chất là nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do internet, tự do MXH của người dân ngày càng tốt hơn; làm cho môi trường mạng của Việt Nam ngày càng trong lành và an toàn hơn, phục vụ tốt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luận điệu cho rằng Luật ANM, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cùng các văn bản quy phạm pháp luật mà Việt Nam ban hành và thực hiện là “bóp nghẹt tự do dân chủ, tự do ngôn luận...”, “vi phạm tự do mạng xã hội”... thực chất là hành vi tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việt Nam luôn hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, tiến bộ, dân chủ và văn minh, trong đó các quyền con người nói chung, quyền tự do internet, tự do MXH nói riêng được tôn trọng và bảo đảm. Đồng thời, Việt Nam kiên quyết vạch trần và đấu tranh không khoan nhượng với những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của đất nước và nhân dân.

2 nhận xét:

  1. Trên các trang MXH hiện nay tràn lan các thông tin xấu, độc. Vì vậy chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khách quan, chính xác, toàn diện về mọi vấn đề; nhất là khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Hãy thể hiện đúng là người Việt Nam yêu nước trong sự tỉnh táo và sáng suốt.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay có rất nhiều thông tin xấu độc tràn lan trên các trang MXH, người đọc nên chọn những trang chính thống

    Trả lờiXóa