Trong một xã hội có nhiều giai tầng, nhiều tộc người,
nhiều tôn giáo với những năng lực, lợi ích và ý thức hệ khác nhau, Việt Nam
chúng ta đã tìm ra mẫu số chung, đó là: độc lập cho dân tộc, dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thì không nhất thiết cứ phải cùng chung một
tôn giáo, cùng chung một hệ tư tưởng vẫn có thể đồng hướng, đồng tâm, đồng lòng
vì một mục tiêu chung trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt, đoàn kết một lòng,
không định kiến hẹp hòi, không phân biệt đối xử.
Để hướng tới sự đoàn kết tôn giáo cần sự nỗ lực chung
của cả Đảng, Nhà nước cũng như các tôn giáo. Sau sự kiện trọng đại của lịch sử
dân tộc 30/4/1975, Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới: độc lập, thống nhất và
chủ nghĩa xã hội. Hoàn cảnh mới mẻ này, cùng với truyền thống đoàn kết tôn giáo
của dân tộc đã góp phần làm nên sự thay đổi căn bản trong chủ trương, đường hướng
hành đạo của các tôn giáo.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam với phương châm "Đạo
pháp - dân tộc - Chủ nghĩa xã hội"; Giáo hội Công giáo Việt Nam là "sống
Phúc âm giữa lòng dân tộc để mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào"; Các hội
thánh Tin Lành thì đi theo con đường "phụng sự Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc";
Các hệ phái Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo đi cùng dân tộc với khẩu hiệu "Nước
vinh, đạo sáng"... Các cá nhân và tổ chức tôn giáo đã góp phần không nhỏ
trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệt liệt hưởng ứng các phong thi
đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, phong trào đền ơn đáp nghĩa và nhiều hoạt động
an sinh, từ thiện xã hội khác.
Tôn giáo là một thành tố trong văn hóa truyền thống của
Việt Nam. Cha ông chúng ta đã luôn lấy truyền thuyết lạc Long Quân và Âu Cơ
sinh ra “một bọc trăm trứng” với mầu sắc thần bí để giải thích về cội nguồn dân
tộc với ẩn ý khẳng định tinh thần gia tộc, tình nghĩa đồng bào, coi nhau như thể
anh em vì cùng chung một Mẹ Âu Cơ, cùng một bọc mà ra.
Các lực lượng tinh thần bao gồm các vị thần linh như
“Thánh Gióng” đã luôn là chỗ dựa cho cha ông chúng ta mỗi khi đất nước gặp lâm
nguy phải oằn mình chống giặc ngoại xâm. Lực lượng “thần bí” đó là động lực
tinh thần to lớn gắn kết cộng đồng người Việt thành một khối thống nhất để có
thể chiến thắng kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp trăm vạn lần.
Chức năng xã hội và văn hóa đó của tôn giáo là không
chối bỏ được. Tôn giáo vừa là một bộ phận thiết yếu của thượng tầng xã hội vừa
là một bộ phận của phức hợp những yếu tố cũng rất thiết yếu trong đời sống con
người, dù nó được sắp xếp theo một trật tự, một logic khác với các trật tự của
các quan hệ xã hội.
Trong cuộc tìm kiếm một tập hợp những giá trị hay trật tự mới các quan hệ xã hội để tập hợp sức mạnh của sự thống nhất, đoàn kết cùng xây dựng đất nước, chúng ta tôn trọng những giá trị, trật tự của tôn giáo.
Bài viết rất hay và ý nghĩa
Trả lờiXóaĐoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp
Trả lờiXóa