Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách
sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận điệu
mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo”
của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính
quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt
động.
Họ nêu ra các vấn đề rằng, “nhiều văn bản pháp luật Việt
Nam về tôn giáo, dân tộc không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền con người,
trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Thậm chí, họ còn trắng trợn phê
phán, xuyên tạc “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là tạo ra cơ sở pháp lý
để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “là bước thụt lùi về tự do tôn giáo”.
Đồng thời họ còn cho rằng, Việt Nam đề ra chính sách
pháp luật nhưng không thực hiện. Trong các Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế
hàng năm do Cục Dân chủ, nhân quyền và lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đều
nêu nội dung: “Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên
Chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo”.
Trong các báo cáo này còn nêu ra “các biện pháp hạn chế tự do tôn giáo”, “các
trường hợp lạm dụng tự do tôn giáo…, một số tín đồ tôn giáo tiếp tục bị đàn áp
hoặc sách nhiễu…”.
Các đối tượng còn tuyên truyền, chỉ trích, vu cáo
“chính quyền Việt Nam cấm đoán nhiều tổ chức, hệ phái tôn giáo hoạt động” và
“kiểm soát chặt chẽ” hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ công
nhận, “cấm mục sư Tin lành đi lại truyền đạo, cấm con em những người theo đạo đến
trường”, yêu cầu chính quyền “chấm dứt sự phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các
giám mục Công giáo” (thực tế, Vatican đã thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về
việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam phải được Nhà nước Việt Nam chấp thuận).
Trong vấn đề đào tạo chức sắc tôn giáo, các đối tượng
vu cáo “chính quyền hạn chế một cách “độc đoán” về số lượng sinh viên được phép
đào tạo thành linh mục”.
Một số tổ chức, cá nhân trên các danh nghĩa khác nhau
đã gặp gỡ, tiếp xúc số chức sắc, tín đồ có tư tưởng cực đoan, quá khích trong
các tôn giáo như: Thích Không Tánh (Phật giáo), Nguyễn Văn Lý (Công giáo), Nguyễn
Hồng Quang (Tin lành), Hứa Phi (Cao Đài),... để hậu thuẫn, kích động, hỗ trợ
cho số này tiến hành hoạt động vi phạm pháp luật.
Khi những đối tượng này có hành vi vi phạm pháp luật
và bị xử lý (bắt, giam giữ, truy tố, tù giam), họ thường có phản ứng quyết liệt
để bênh vực, bảo vệ họ như: Phản đối, lên án ta đàn áp tôn giáo, yêu cầu ta phải
trả tự do cho những người mà họ gọi là “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân lương tâm”.
Lợi dụng tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là hoạt động xuyên suốt của những tổ chức, cá nhân và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam. Trong khi thực tiễn là Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóaChúng ta phải hết sức cảnh giác với bọn phản động, chúng thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đất nước
Trả lờiXóa