Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỘNG ĐỒNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam đang được không chế có hiệu quả nhưng có thể còn nhiều thách thức ở phía trước; thiên tai, lũ lụt vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Trong bối cảnh ấy, trước mắt, toàn dân phải chung sức, đồng lòng cùng Đảng và Chính phủ ứng phó với thiên tai, dịch bệnh; dài hạn hơn, chúng ta phải nỗ lực nâng cấp nền tảng và thiết chế xã hội, thực lực kinh tế để đất nước tiến lên mạnh mẽ sau thiên tai, dịch bệnh. Trong nỗ lực này, chúng ta cần phải coi trọng ba ưu tiên cơ bản:

Một là, xây dựng bộ máy công quyền ưu tú: Đây là một trong những yếu tố quyết định thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là một hệ thống chính trị phát triển ổn định dựa vào sức mạnh dân tộc; hệ thống được tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; một thể chế dân chủ và pháp quyền đủ năng lực để thích nghi với bối cảnh của thế giới hiện đại còn nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Bên cạnh đó, cần có tầm nhìn, chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, tinh hoa, tâm huyết và ưu tú; đổi mới phương cách quản lý và tuyển chọn đánh giá cán bộ phù hợp.

Hai là, xây dựng năng lực công nghệ. (1) Phát triển hệ thống y tế hiện đại, có vị thế quan trọng ở khu vực châu Á. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, một hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu mạnh là giải pháp hiệu quả nhất, bao trùm nhất, kinh tế nhất để một quốc gia tiến gần hơn đến mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Những nỗ lực chủ động của Việt Nam trong phòng, chống Covid-19 diễn ra trong bối cảnh hệ thống y tế và chất lượng cuộc sống người dân đã có sự cải thiện lớn. Việt Nam đang tiến tới mục tiêu xây dựng hệ thống y tế từng bước hiện đại và hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển có vị thế quan trọng ở khu vực châu Á. (2) Cải thiện năng lực dự báo thiên tai và chủ động ứng phó,nhất là công nghệ dự báo trượt đất. Từ bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn phòng, chống thiên tai tại các tỉnh miền Trung, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến phương châm “4 tại chỗ”, đồng thời lấy “phòng” là chính, do đó, nhất thiết cần phải có giải pháp nâng cao năng lực dự báo.

Ba là, khơi dậy niềm tin, khát vọng và sức mạnh của toàn dân tộc trong nỗ lực phát triển. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên, bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước hiện nay đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để khơi dậy niềm tin, phát huy ý thức, trách nhiệm cộng đồng, sự đồng lòng, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.

2 nhận xét:

  1. Cả nước hãy chung tay phòng chống dịch bệnh

    Trả lờiXóa
  2. Bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước hiện nay đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để khơi dậy niềm tin, phát huy ý thức, trách nhiệm cộng đồng, sự đồng lòng, đồng thuận của các tầng lớp nhân dân

    Trả lờiXóa