Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

BẦU CỬ QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA CÓ PHẢI LÀ “XẾP GHẾ” KHÔNG ?

Chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên với câu hỏi trên đây vì bầu cử Quốc hội là việc nghiêm túc, là chuyện trọng đại của một quốc gia dù lớn hay nhỏ. Thế nhưng khi đọc trên mạng xã hội những ngày qua, tôi lại thấy có quá nhiều bài viết đề cập đến cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV đang đến gần với nhiều ý kiến khác nhau khi cho rằng: Việc bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức, quyền lực trong Quốc hội đã được các “phe nhóm” của Đảng tiến hành “xếp ghế” nên trước khi tổ chức cho người dân đi bầu đã “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia”. Những luận điệu kiểu như thế này đã tiếp cận đến không ít người dùng mạng xã hội ở trong nước và ở ngoài nước. Thêm vào đó trước vấn đề về số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội, nhất là về số lượng người ngoài Đảng các ý kiến nêu trên cũng cố tình xuyên tạc theo kiểu chọc ngoáy làm biến tướng bản chất của cơ cấu. Nghị quyết số 1185/NQ- UBTVQH14 ngày 11-1-2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, cơ cấu số lượng đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 đến 50 đại biểu. Tuy nhiên do không ủng hộ chủ trương đúng đắn của Đảng là tập hợp đoàn kết và phát huy trí tuệ của các giai tầng trong xã hội nên họ đã biến tướng, xuyên tạc bản chất đưa ra những luận điệu hướng lái khi cho rằng cơ cấu số lượng đại biểu ngoài Đảng như vậy là quá ít, cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách chia một nửa số ghế cho những người ngoài Đảng. Thậm chí có ý kiến sai trái còn đòi xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, đưa ra yêu sách phải tổ chức tiến hành bầu cử như của các nước tư bản mà họ cho là ưu việt và dân chủ thực sự!

Nếu chúng ta lần giở lại lịch sử bầu cử qua 14 khóa ở nước ta thì thấy những “chiêu trò đòi ghế” trong Quốc hội không phải là mới. Thời kỳ lịch sử nào ở đất nước ta cũng phải đối phó với những sự phức tạp khó lường. Ngay trong kỳ bầu cử đầu tiên khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, trong bối cảnh trong nước và quốc tế, khu vực có những diễn biến vô cùng phức tạp, sau khi không phá hoại được Tổng tuyển cử năm 1946, Việt Nam quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội đã nêu yêu sách đòi 70 ghế trong Quốc hội. Hiện nay những lực lượng không ủng hộ chế độ Xã hội chủ nghĩa của chúng ta cũng đang dùng những thủ đoạn để phá hoại bầu cử, tìm cách cài cắm các “mầm mống dân chủ” vào Quốc hội nhằm biến Nghị trường thành “Diễn đàn” để thực hiện các hoạt động chống phá, hình thành lực lượng đối lập trong Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực bên ngoài tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Như vậy việc bầu cử Quốc hội ở nước ta không phải là “xếp ghế” như họ vẫn rêu rao mà đó là chiêu trò để phủ nhận những thành tựu 76 năm qua về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – thành quả của lịch sử hàng ngàn năm qua của đất nước, của dân tộc. Tôi nghĩ việc bầu cử trong Đảng và Quốc hội ở nước ta ngày càng hoàn thiện, dân chủ, ngày càng được phát huy và mở rộng. Do vậy cộng đồng mạng và các tầng lớp nhân dân đủ sự tỉnh táo với các luận điệu không đúng để lựa chọn được những đại biểu xứng đáng tham gia cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất để tiếp tục đưa đất nước phát triển dù còn nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước.

Tôi tin là cuộc bầu cử sẽ thành công dù cho những ý kiến trên cộng đồng mạng đã nói không đúng sự thật về bản chất cuộc bầu cử và tình hình ở Việt Nam hiện nay. Chắc chắn những ý kiến đó sẽ rơi vào quên lãng bởi vì ai cũng hiểu được những bình luận, nhận xét, đánh giá thiếu trung thực, phiến diện, một chiều, quy chụp để họ hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc sai lầm liên quan đến công tác bầu cử!

2 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.

    Trả lờiXóa
  2. Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật; nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.

    Trả lờiXóa