Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

NGUỒN LỰC CON NGƯỜI VÀ GIÁ TRỊ NHÂN QUYỀN

Để tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, con người là tài nguyên quý giá nhất và vô tận. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh đến việc đã đến lúc phải phát huy cao hơn nữa tiềm năng con người, giá trị vô giá mà chúng ta đang có. Khi đặt vấn đề khơi dậy khát vọng, làm sao để mỗi người trong xã hội, trong cộng đồng có ý thức phát huy cao nhất khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước, của dân tộc thì lúc đó một lời giải bài toán được xác định đầu tiên đó là quyền con người phải được phát huy tối đa.

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu sinh thời từng nhận định Việt Nam là quốc gia đứng hàng đầu Đông Nam Á về yếu tố nguồn lực con người, và đó là nguồn tài nguyên dồi dào của đất nước. Minh chứng là những nhân vật kiệt xuất như nghệ sĩ Đặng Thái Sơn là người đầu tiên lập lên kỳ tích cho châu Á và trở thành một “huyền thoại” dương cầm của Việt Nam khi đoạt giải nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin; Việt Nam cũng là nước thứ hai châu Á, sau Nhật Bản, có người đạt giải Fields về toán học là GS. Ngô Bảo Châu…

Cho nên, những mục tiêu đặt ra trong Đại hội XIII thực chất là xoay quanh phát huy nguồn lực sức mạnh con người thành sức mạnh tổng hợp quốc gia và tôn trọng, phát huy những giá trị nhân quyền. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, triển khai biện pháp bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Một kết quả minh chứng điển hình là trong khuôn khổ Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ lần thứ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào năm 2019, đại đa số ý kiến các nước tham gia đông đảo đã đánh giá cao nỗ lực và thành tựu, ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam, cũng như là đưa ra các kiến nghị có tính chất xây dựng.

Cũng có một thực tế là khi đất nước ở vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, lại bộc lộ một hạn chế là quyền lực của một số cá nhân không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến việc quyền lực bị tha hóa, lợi dụng quyền lực, dân chủ để đem lại lợi ích cho cá nhân và cho nhóm lợi ích của mình. Hiện tượng tham nhũng, tham ô, lãng phí xuất hiện, không chỉ làm tổn hại đến bộ máy lãnh đạo của Đảng mà làm tổn thương đến lòng tin của người dân đối với Đảng. Bắt đầu có những suy nghĩ, dư luận tiêu cực xuất hiện trong một bộ phận nhân dân về người cán bộ. Công cuộc “đốt lò” để chống tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lãnh đạo đã xử lý nghiêm những vụ việc, con người lạm quyền, tham nhũng, gây tổn hại cho dân cho nước. Thành tích của công cuộc “đốt lò” cũng là một thành tựu bảo đảm cho xây dựng, phát huy nhân quyền, dân chủ của Việt Nam.

Đối với một số vụ việc như vụ án Đồng Tâm, khi chính quyền kiên quyết vào cuộc xử lý những kẻ phạm tội ác, vi phạm pháp luật để trả lại cuộc sống bình yên cho người dân. Những kẻ bịa đặt trắng trợn bao biện cho đối tượng chống phá, giết người thi hành công vụ, kích động người dân, không muốn cho ai được bình yên khi mà chúng “tay đã chúng chàm” thì cũng muốn vấy chàm cho người khác. Nhưng chúng đã ảo tưởng. Vụ án Đồng Tâm đã được đưa ra dưới ánh sáng công lý, giết người thì phải đền tội, chống phá thì phải được xử lý.

Tại các phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội, thể hiện sự ân hận, đồng thời mong muốn hưởng sự khoan hồng của pháp luật, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt chứ không kêu oan. Do đó, những hành động kích bác dư luận, bênh vực cho các bị cáo, phủ nhận hay xuyên tạc kết quả của phiên tòa thực chất chỉ là nhằm mục đích kích động, chống phá, gây rối xã hội.

Tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm với 6 bị cáo, ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức vẫn bị án tử hình, Lê Đình Doanh án chung thân, Bùi Viết Hiểu 16 năm tù, Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù về tội giết người, Bùi Thị Nối 6 năm tù về tội chống người thi hành công vụ.

Án đã tuyên. Công lý đã được thực thi và những kẻ phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Đời sống của nhân dân Đồng Tâm đang ổn định. Bầu không khí làng quê Đồng Tâm lại yên bình, hiền hòa như vốn có, người dân tiếp tục lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội, dựng xây quê hương.

Việc xử lý các đối tượng theo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, bảo đảm công bằng cũng góp phần vô hiệu âm mưu các thế lực thù địch, lợi dụng vụ việc Đồng Tâm để bóp méo sự thật, vu khống cho Đảng, chính quyền và nhân dân, nhất là trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp sắp tới…

Từ lịch sử đến hiện tại, Việt Nam đã khẳng định khát vọng độc lập, phồn vinh, hạnh phúc cũng là quá trình thúc đẩy phát triển giá trị hạnh phúc, nhân quyền của mọi người dân. Họ đã khẳng định và tiếp tục khẳng định, mạnh mẽ và bền vững…/.

2 nhận xét:

  1. Việc xử lý các đối tượng theo đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, bảo đảm công bằng cũng góp phần vô hiệu âm mưu của các thế lực thù địch

    Trả lờiXóa