Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI GÓP PHẦN ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Bên cạnh nhiều thách thức, công tác thông tin đối ngoại có thuận lợi to lớn là vị thế và uy tín của Đảng ta, của đất nước ta. Đặc biệt, những thành công trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19 đã mang lại những cơ hội hiếm có cho công tác thông tin đối ngoại. Thông qua truyền thông và dư luận quốc tế, Việt Nam đang là hình mẫu thành công chống đại dịch, với tính ưu việt của hệ thống chính trị, xã hội và con người nhân văn, nền kinh tế dẻo dai, bền vững, thích ứng cao, đường lối đối ngoại tích cực và đầy trách nhiệm. Đây là cơ hội thuận lợi để công tác thông tin đối ngoại chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực, thù địch cơ hội, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, kiến tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy quá trình hội nhập, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè thế giới, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam. Cụ thể là:

Thứ nhất, công tác thông tin đối ngoại cần tiếp tục tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác trên không gian mạng.

Thứ ba, đảm bảo tính nhanh nhạy, kịp thời trong công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Để đấu tranh hiệu quả với các luận điệu sai trái, công tác thông tin đối ngoại cần: (1) Trang bị cho mình các cơ sở lý luận, luận cứ khoa học và thực tiễn để khẳng định được tính đúng đắn trong đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước; (2) Cung cấp đầy đủ dẫn chứng bằng tính hiệu quả trong thực thi, sự đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế, học giả và các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đối với các quyết sách của ta; (3) Chỉ rõ sự bất hợp lý, sai lầm trong quan điểm và tính phản khoa học trong các luận điệu mà các thế lực thù địch, cơ hội đưa ra.

Thứ tư, tiến hành đồng bộ, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chí trong và ngoài nước; nâng cao chất lượng đội ngũ, tranh thủ tối đa các lực lượng trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm xuyên tạc.

Như vậy, có thế thấy, mặc dù đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn, đặc biệt là sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, song công tác thông tin đối ngoại đang có những thuận lợi lớn. Nhiều nhận định cho rằng, thế giới hậu đại dịch COVID-19 sẽ rất khác, trong đó, sức mạnh mềm sẽ ngày càng được coi trọng. Để có thể phát huy tối đa “sức mạnh mềm”, các nước chú trọng thu hút sự chú ý và thuyết phục dư luận quốc tế thông qua các yếu tố, như: hình ảnh, uy tín, năng lực quốc gia, vai trò của thể chế chính trị và văn hóa – xã hội.... COVID-19 rõ ràng đã mang lại nhiều khó khăn cho đất nước, song chắc chắn cũng tạo ra những cơ hội rất lớn để định vị và quảng bá hình ảnh, vị thế của đất nước, về uy tín của Đảng ta. Nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 đã tạo nền tảng thuận lợi cho việc đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, phục vụ đấu tranh hiệu quả với các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội. 

Với cơ hội mới và với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, công tác thông tin đối ngoại sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tăng cường sự đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp hiệu quả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phục vụ việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.

1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa