Mặc dù những luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch rất phi lý, vô căn cứ, song có
lúc, có nơi vẫn có thể tác động tới tư tưởng, tâm lý của một bộ phận cán bộ,
nhân dân ta. Thực tế này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Về bối cảnh, trong một thập niên trở lại đây, chúng ta
đã và đang chứng kiến những sự đổi thay, biến động to lớn của tình hình thế giới,
tác động đến tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Mặc dù hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục là xu thế lớn, chi phối đời
sống quan hệ quốc tế nhưng chủ nghĩa đơn phương, dân túy, bảo hộ đang trở thành
thách thức lớn đối với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Hòa bình và thịnh
vượng toàn cầu liên tục bị đe dọa bởi nguy cơ suy thoái kinh tế, dịch bệnh,
xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ... Khu vực châu Á -
Thái Bình Dương chứng kiến sự cạnh tranh giữa cơ chế hợp tác quốc tế cũ - mới,
tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn. Mối quan hệ giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ
và Trung Quốc, đã chuyển sang giai đoạn gia tăng cạnh tranh chiến lược, đối đầu
trên nhiều lĩnh vực. Bối cảnh đó đặt ra nhiều khó khăn, thách thức to lớn đối với
Đảng và Nhà nước ta trong việc kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia -
dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và
cùng có lợi.
Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của Cuộc
cách mạng khoa học Công nghệ lần thứ tư, những tiến bộ kỹ thuật đã làm giảm thiểu
một tỷ lệ lớn các chi phí xử lý và truyền đạt thông tin. Ngày nay, mỗi cá nhân
có thể trở thành “phóng viên”, nhà bình luận tin tức, người phê phán... chỉ với
một chiếc máy tính hay điện thoại thông minh cầm tay có kết nối mạng. Điều này
dẫn tới hệ quả là sự bùng nổ thông tin đa chiều và vô hình chung cũng tạo ra
môi trường thuận lợi cho các thế lực thù địch lợi dụng, biến các phương tiện
thông tin truyền thông hiện đại, như: Internet, mạng xã hội trở thành "vũ
khí" chống phá Đảng và Nhà nước ta trên không gian mạng.
Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ một số điểm hạn chế và tồn tại trong quá trình lãnh đạo và phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước ta. Ngoài ra, công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục của chúng ta còn bộc lộ một số hạn chế, trong đó đáng chú ý nhất là thiếu tính chủ động, kịp thời, đồng bộ, nội dung còn thiếu sắc sảo và thuyết phục. Do khả năng dễ dàng tiếp cận thông tin, có tâm lý thích nghe cái lạ, trái chiều, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng chưa đầy đủ, có nơi, có chỗ còn hiểu sai, hiểu chưa đúng. Cộng đồng quốc tế và đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài, do không được tiếp xúc nhanh chóng với thông tin chính thống, dẫn tới việc hiểu không đúng về tình hình đất nước, hoài nghi về chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước. Trong đó, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài (thế hệ người Việt sinh ra, lớn lên và học tập tại môi trường nước ngoài, chịu ảnh hưởng của các quan niệm, luận điểm, giá trị, văn hóa của các quốc gia sở tại) không có được hình dung đầy đủ, cụ thể về sự thay đổi, quá trình đổi mới, quyết sách chủ trương, đường lối của đất nước ta qua từng thời kỳ, có sẵn hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thậm chí còn có biểu hiện phê phán khi đề cập tới “cộng sản”, “chủ nghĩa xã hội”.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa