Hiện nay, không gian mạng đang bị các thế lực thù địch,
cơ hội triệt để lợi dụng để tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng tới an ninh
quốc gia, trật tự xã hội, đặc biệt là tuyên truyền chống phá. Chính vì vậy,
trong thời gian tới, công tác thông tin đối ngoại cần thực sự có sự đổi mới
trong tư duy, cách thức để giành được thế chủ động và đấu tranh có hiệu quả
trên “miền chiến sự thứ năm” này.
Tình hình phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua cho
thấy tính hiệu quả, thuận lợi trong thông tin, tuyên truyền, đấu tranh phản bác
qua Internet, mạng xã hội và các hình thức trực tuyến khác. Đây có thể là một
bước đệm để thúc đẩy việc sử dụng, phát triển các ứng dụng khoa học công nghệ mới
trong lĩnh vực thông tin và rút ra các bài học kinh nghiệm. Trước hết, phải
xây dựng, duy trì việc giám sát, kiểm soát và xử phạt nghiêm, công khai các trường
hợp cá nhân, tổ chức tung tin sai lệch, gây tâm lý hoang mang cho dư luận, ảnh
hưởng tới mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước. Tuy nhiên, điều này không đồng
nghĩa với việc ngăn chặn hoàn toàn các thông tin trái chiều, cần phân biệt rõ
ràng giữa “thông tin xấu, độc” và “thông tin phản biện mang tính tích cực”. Hai
là, tăng cường chất lượng nội dung và hình thức các trang mạng, website của
các cơ quan, đơn vị và thành lập các nhóm (group) trên mạng xã hội để tăng cường
lượng thông tin chính thống, tích cực, tạo thế “cân bằng” tiến tới trạng thái
“áp đảo” lượng thông tin tiêu cực, xuyên tạc. Ba là, các tuyến tin
bài, sản phẩm thông tin đối ngoại phải thực sự có ý tưởng, sáng tạo; đẩy mạnh
việc lồng ghép thông tin đối ngoại vào các ấn phẩm văn hóa gần gũi, có khả năng
tiếp cận dễ dàng tới các đối tượng (video game, phim, sản phẩm âm nhạc, văn
hóa,…), phù hợp với việc tuyên truyền, đăng tải trên không gian mạng. Clip Ghen
Cô-vy là một minh chứng rất rõ về tính hiệu quả, sáng tạo của hình thức truyền
thông mới. Bốn là, đẩy mạnh xây dựng các chiến lược truyền thông trên
mạng xã hội gắn với một nội dung, sự kiện trọng tâm theo từng giai đoạn cụ thể.
Trong gần 1 năm phòng, chống dịch Covid-19, các cơ quan báo chí, thông tấn trên cả nước đồng loạt thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh, đã góp phần tạo nên một hiệu ứng to lớn, lan tỏa và có tác động sâu sắc tới nhận thức của toàn xã hội. Sự “đoàn kết” của các cơ quan báo chí trong một chiến lược thông tin chung là một phương thức quan trọng góp phần đẩy lùi và làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, cơ hội.
Trên các trang MXH hiện nay tràn lan các thông tin xấu, độc. Vì vậy chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khách quan, chính xác, toàn diện về mọi vấn đề; nhất là khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Hãy thể hiện đúng là người Việt Nam yêu nước trong sự tỉnh táo và sáng suốt.
Trả lờiXóaNếu mọi người dân đều tỉnh táo, sáng suốt trong sàng lọc thông tin, nhận diện và ứng xử phù hợp trước những thông tin xấu độc thì các thế lực thù địch không dễ bề lợi dụng để chống phá.
Trả lờiXóa