Đại hội XII chỉ đề ra các chỉ tiêu cụ thể về phát triển
đất nước trong 5 năm 2016-2020 để phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng không chỉ có mục
tiêu cụ thể cho 5 năm, tới năm 2025, mà còn có các mục tiêu cho 10 năm, tới năm
2030 và tầm nhìn cho đến năm 2045. Đây cũng là ba mốc lịch sử quan trọng của đất
nước ta: năm 2025 là năm kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước;
năm 2030 là năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và năm 2045 là năm kỷ niệm
100 năm thành lập nước Việt Nam mới.
Khi xác định mục tiêu cho những năm tới, Đại hội XIII
vừa kế thừa những quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh, trong Nghị quyết các nhiệm
kỳ đại hội trước, trong đó xác định mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại và sau đó trở thành nước công nghiệp hiện đại;
đồng thời, tiếp thu các cách đánh giá, phân loại các nước theo thông lệ quốc tế,
được các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD) và hầu hết các nước trên thế giới sử dụng. Đó là việc
đánh giá, phân loại các nước thành: Nước kém phát triển, nước đang phát triển
và nước phát triển; Nước có thu nhập thấp, nước có thu nhập trung bình thấp, nước
có thu nhập trung bình cao và nước có thu nhập cao.
Căn cứ chính để phân loại các nước trong cả hai cách
phân loại này là thu nhập bình quân đầu người, số liệu này được Ngân hàng thế
giới công bố hàng năm. Những nước kém phát triển cũng là nước có thu nhập thấp;
những nước đang phát triển bao gồm những nước có thu nhập trung bình thấp và nước
có thu nhập trung bình cao; những nước phát triển là nước có thu nhập cao (tuy
nhiên, không phải mọi nước có thu nhập bình quân đầu người cao đều được xem là
nước phát triển, như một số nước có thu nhập bình quân đầu người cao chỉ nhờ
khai thác và xuất khẩu dầu mỏ). Tháng 7/2020, Ngân hàng thế giới công bố tiêu
chí phân loại các nước theo thu nhập bình quân đầu người: Nước có thu nhập thấp
là nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 1.036 USD/năm (tiêu chí công
bố năm 2019 là 1.026 USD/năm). Nước có thu nhập trung bình thấp là nước có thu
nhâp bình quân đầu người từ 1.036 đến dưới 4.045 USD/năm (tiêu chí công bố năm
2019 là từ 1.026-3.395 USD/năm). Nước có thu nhập trung bình cao là nước có thu
nhập bình quân đầu người từ 4.045-12.535 USD/năm (tiêu chí công bố năm 2019 là
3.396-12.375 USD/năm). Nước có thu nhập cao là nước có thu nhập bình quân đầu
người trên 12.535 USD/năm.
Cuối nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, Việt Nam đã ra khỏi
tình trạng nước nghèo (có thu nhập thấp), kém phát triển, trở thành nước đang
phát triển có thu nhập trung bình thấp (Khái niệm nước đang phát triển có thu
nhập trung bình thấp đã được sử dụng trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước
ta). Năm 2020, nước ta đã có thu nhập bình quân đầu người 2.750 USD, vẫn là nước
đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Trên cơ sở vừa kế thừa mục tiêu được
các Đại hội trước đề ra, vừa tiếp thu các tiêu chí theo thông lệ quốc tế, Đại hội
XIII của Đảng đã đề ra các mục tiêu cụ thể phát triển đất nước trong những năm
tới. Theo đó, đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt
qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành
lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình
cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước: Trở thành nước
phát triển, thu nhập cao.
Đây cũng là những nhận thức mới, quan điểm mới của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa ở nước ta.
Bài viết rất ý nghĩa, cần chia sẻ cho mọi người đều biết
Trả lờiXóa