Đại dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát gần đây tại Hải
Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng và một số tỉnh thành đã cho thấy những nguy cơ thiệt
hại lớn nếu dịch bệnh không được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, những thành tích đạt
được cũng dễ biến thành tâm thế chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng nếu không
được phân tích, kế thừa và xử lý một cách bình tĩnh, khoa học.
Văn kiện Đại hội đã chỉ ra những thách thức nội tại
như tham nhũng vẫn là nguy cơ đối với sự tồn vong chế độ; một bộ phận đảng
viên phai nhạt lý tưởng, tính tiền phong, gương mẫu giảm sút. Việc đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị, trọng tâm là Nhà nước chậm,
có mặt lúng túng. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội còn nhiều vướng
mắc, bất cập. Luật pháp, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển
các ngành, lĩnh vực còn chồng chéo. Môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thực sự
thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp. Năng suất, chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng xuất khẩu và xuất
siêu chủ yếu ở nhóm hàng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tư duy
phát triển chưa có nhiều đột phá, như trong giai đoạn 2006-2016 nhiều tổng công
ty, tập đoàn nhà nước được kỳ vọng là “quả đấm thép” của nền kinh tế đã gây ra
những thiệt hại nghiêm trọng. Kết quả giảm nghèo đa chiều chưa bền vững, nguy
cơ tái nghèo còn cao, nhất là đối với đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng
xa. Hay nguy cơ chưa giàu đã già, Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ già
hóa dân số từ năm 2011 với tỷ lệ người từ 65 tuổi trở nên (chiếm 9,9%), sẽ trải
qua giai đoạn dân số già từ 2026-2054 (chiếm 10-19,9%) và giai đoạn dân số rất
già từ 2054-2069 (chiếm 20-29,9%), được xem là nước có thời gian chuyển từ già
hóa dân số sang dân số già nhanh nhất thế giới.
Nhiều câu hỏi của bạn bè quốc tế đặt
ra và phân tích, liệu Việt Nam có lại là một “con hổ giấy”? Ví dụ
như muốn trở thành một quốc gia trỗi dậy, một cường quốc tầm trung thì phải
có hệ thống cảng biển, cơ sở hạ tầng và điều kiện năng lượng tốt để phục vụ
sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa. Những yếu tố này hiện vẫn là hạn chế
của Việt Nam. Bên cạnh đó việc duy trì nhịp độ tăng trưởng của Việt
Nam trong những năm tới cũng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện quốc tế
bên ngoài như cạnh tranh nước lớn, chuyển dịch chuỗi cung, chuyển dịch trọng
tâm địa chính trị và các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo. Sự phục hồi
của Việt Nam cũng phụ thuộc những yếu tố khó kiểm soát như đại dịch COVID-19
hay sự phục hồi của Mỹ và Châu Âu. Việt Nam sẽ phải giải quyết thâm hụt
thương mại lớn với Trung Quốc cũng như phải vượt qua nguy cơ bị Mỹ áp thuế và
các biện pháp thao túng tiền tệ. Việt Nam hiện vẫn là một nước tương đối
nghèo cần phải nâng cao trình độ công nghệ, các chính sách kinh tế cần phải hướng
đến đồng đều các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong thời gian tới,
vì cạnh tranh với các nước ASEAN khác sẽ gia tăng nên Việt Nam cần cải thiện
các điều kiện hơn nữa để trở thành “điểm đến công nghệ cao”, đồng thời giảm sự
phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài và nâng cao giá trị gia tăng của chính
các công ty, cơ sở hạ tầng, cung cấp năng lượng và cảnh quan giáo dục phải bắt
kịp sự phát triển kinh tế
Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực thù địch,
sự gia tăng căng thằng tranh chấp biển đảo, biến đổi khí hậu nhất là ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long cũng đặt ra những câu hỏi lớn cho bài toán phát triển của Việt
Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đang thổi bùng lên khát vọng dân tộc, đặt nền tảng quan trọng cho khát vọng 100 năm từ một nước đói nghèo nô lệ, Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, thu nhập cao, người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bên cạnh những thời cơ và vận hội mới, con đường đi về phía trước còn không ít chông gai, thách thức, đòi hỏi sự bình tĩnh, kiên nhẫn, niềm tin, tinh thần đoàn kết, sáng tạo và chung lòng chung sức của toàn Đảng, toàn dân./.
Những thách thức này nếu có sự chung tay của người dân thì sẽ không có gì khó khăn
Trả lờiXóaBạn nói quá chuẩn
Xóa