Nhìn lại sau hơn 35 năm đổi mới, từ một quốc gia lạc hậu,
thiếu đói thường xuyên, Việt Nam đã vươn lên thoát khỏi tình trạng nước nghèo,
kém phát triển. Tiềm lực và quy mô kinh tế ngày càng tăng lên, quy mô GDP đến
năm 2020 ước đạt 268,4 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình
quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với
năm 2015. Tỉ trọng chi đầu tư phát triển tăng lên mức 27 - 28%, thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, đạt mức kỷ lục là 39 tỉ USD (năm 2019),
tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 1,7 lần. Năng suất lao động đến
năm 2020 tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016
- 2020 ước đạt 5,8%/năm. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Từ
một quốc gia nông nghiệp lạc hậu Việt Nam đã trở thành một một thị trường mới nổi
với trọng tâm là sản xuất thương mại, tham gia vững chắc vào thị trường thế giới
qua chính sách thương mại tự do và chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Những
năm gần đây, đặc biệt là năm 2020, Chính phủ đã thực hiện tốt việc giảm nợ
công, tăng dự trữ ngoại hối và tạo ra môi trưởng thuận lợi hơn cho các doanh
nhân khởi nghiệp.
Trên mặt trận ngoại giao, nhiều rào cản bị phá rỡ
đã đưa Việt Nam đến gần với thế giới. Việt Nam đã trở thành mắt xích quan
trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, tham gia nhiều thỏa thuận
thương mại tự do quan trọng như Hiệp định thương mai tự do Việt Nam liên minh
Châu Âu EVFTA, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương CPTPP, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực RCEP… Từ một trong những quốc
gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam đã khẳng định vị thế mới trên trường quốc tế,
trở thành thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế, thiết lập
quan hệ mở rộng với 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc và hơn 500 tổ chức
phi chính phủ, xây dựng mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện,
trong đó có 17/20 nước thành viên G20 và toàn bộ các nước ASEAN
Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu nổi bật, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng
và phát triển đất nước. Nền quốc phòng toàn dân đang trở nên ngày càng vững mạnh,
toàn diện; đã có được những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việt
Nam đã tự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất và cung cấp nhiều loại vũ
khí, nhiều tàu quân sự. Việt Nam từng bước đóng vai trò tham gia tích cực, cử
sĩ quan tham gia các phái bộ quân sự, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của
Liên hợp quốc.
Bầu không khí xã hội dân chủ, cởi mở hơn; dân trí được
nâng cao; con người Việt Nam năng động, sáng tạo hơn, tính tích cực cá nhân,
tính tích cực xã hội được phát huy. Những nhân tố mới, giá trị mới của văn hóa,
con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế từng
bước được định hình trong đời sống, góp phần bồi đắp tinh thần dân tộc, củng cố,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Quyền
tự do sáng tạo, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật được tôn trọng; quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tâm linh của nhân dân được pháp luật bảo vệ
và được tôn trọng, bảo đảm trên thực tế. Công tác xã hội, thu hút các nguồn
lực xã hội để phát triển giáo dục được đẩy mạnh. Mạng lưới cơ sở giáo dục và
đào tạo tiếp tục được mở rộng về quy mô, cơ sở vật chất được tăng cường.
Nhiều dự báo cho thấy những thuận lợi như sau đại dịch
COVID-19 trọng tâm kinh tế đang chuyển dịch từ Tây sang Đông và Việt Nam đang
được hưởng lợi từ sự chuyển dịch đó. Báo cáo tháng 12-2020 của Trung tâm nghiên
cứu kinh tế Nhật Bản JCER dự báo quy mô nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Đài
Loan vào năm 2035 và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau
Indonexia. Dự báo khác cho rằng năm 2020 Việt Nam với dân số gấp 2 lần Hàn Quốc
có tổng quy mô nền kinh tế đạt 300 tỷ USD, so với tổng quy mô nền kinh tế Hàn
Quốc là 1,65 nghìn tỷ USD thì khoảng cách vẫn còn lớn. Nhưng nếu tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình hàng năm duy trì ở mức 7,5% thì dự kiến đến năm 2040,
tổng quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp hoặc vượt qua Hàn Quốc, trở
thành nền kinh tế lớn thứ 6 ở Châu Á.
Trang Asianmediacetre.org.vn ngày 18/1 cho rằng việc gọi
nền kinh tế Việt Nam là “con hổ Châu Á” có vẻ sáo rỗng nhưng nếu duy trì mức
tăng trưởng 7% trong thập kỷ tới Việt Nam cũng sẽ đi theo quỹ đạo giống
như những “con hổ Châu Á” Hồng Kông, Singaope, Hàn Quốc và Đài Loan
trước đây. Theo báo cáo của tổ chức Economist Intelligence Unit (EUI) của Anh,
Việt Nam nổi lên như một cơ sở sản xuất chi phí thấp, đánh bại cả Ấn Độ, thậm
chí Trung Quốc về các chỉ số, bao gồm chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài,
kiểm soát ngoại thương và hối đoái. Trong khi Việt Nam đạt 6 trên thang điểm 10
trong chính sách FDI thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đạt điểm 5,5, về kiểm soát
ngoại thương và hối đoái Việt Nam đạt 7,3 trong khi Trung Quốc là 6,4 và Ấn Độ
là 5,5. Tham gia các hiệp định thương mai tự do mang đến cho Việt Nam nhiều lợi
thế. Ví dụ như theo hiệp định EVFTA, nhóm hàng sản xuất giày dép sang EU phải
chịu mức thuế 30% được giảm xuống 0% từ tháng 8/2020. Thời cơ và dư địa phát triển đang ủng
hộ những nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam.
Những thành công khá toàn diện trên nhiều mặt, lĩnh vực
của sự nghiệp đổi mới không thể tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng
và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, những năm qua Đảng Cộng sản Việt
Nam không ngừng phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được
thực hiện toàn diện, đồng bộ. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn
được đẩy mạnh; hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát triển. Bộ máy của hệ thống
chính trị để tinh gọn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động được thực
hiện với quyết tâm chính trị cao, đạt được kết quả quan trọng, rõ nét. Nhiều
quy chế, quy định về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán
bộ ứng cử, kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, phân cấp, tăng cường
kiểm tra, giám sát trong công tác cán bộ được rà soát, điều chỉnh, bổ sung và
ban hành mới.
Dư luận quốc tế đánh giá cao về Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XIII, cho rằng đây là sự kiện quan trọng không chỉ của Việt Nam mà còn
trong cả khu vực. Global Time cho rằng Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam sẽ bầu ra ban lãnh đạo mới để tiếp tục chính sách ngoại giao độc lập hóa,
đa phương hóa và đa dạng hóa. Quỹ Chính trị Konrad của Đức cho rằng bất kể nhân
sự ở các vị trí lãnh đạo cao nhất có thể thay đổi thế nào thì Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước một cách vững chắc. Việt Nam tiếp tục ổn
định chính trị thông qua kết nối đa phương và song phương. Các thỏa thuận
thương mại sẽ tiếp tục giúp Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tờ
FAZ ngày 23/1 đăng bài viết với nhan đề “Đảng Cộng sản Việt Nam định vị mình thế
nào trong tương lai” cho rằng các vị trí lãnh đạo cho thấy sự tiếp nối liên tục.
Một thế hệ trưởng thành trong thời kỳ kinh tế mở cửa đang phấn đấu mạnh mẽ hơn
bao giờ hết, có nhiều khả năng đương đầu với những thách thức trong việc lãnh đạo
đất nước vượt qua đại dịch và những khó khăn sắp tới. Tạp chí “Thế giới đa cực”
của Nga ngày 20/1 đăng bài viết có tiêu đề “Đại hội XIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam - cột mốc lịch sử trong đời sống Việt Nam” bày tỏ tin tưởng Đại hội
XIII của Đảng sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của Việt Nam theo hướng
hiện đại. Tác giả bài viết cho rằng nội dung các dự thảo văn kiện trình Đại hội
thể hiện tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận sáng tạo của các cơ quan lãnh đạo
của Đảng, cũng như quyết tâm của dân tộc Việt Nam phấn đấu xây dựng đất nước
"đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", nhân dân được ấm no, hạnh
phúc.
Những thành công, kinh nghiệm và phân tích nêu trên cho thấy tính hiện thực và khả thi của những mục tiêu và giải pháp được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, hiệu triệu, tập hợp toàn Đảng, toàn dân sẽ làm nên những kỳ tích như những con rồng, con hổ Châu Á đã làm được trước đó.
Việt nam đang gặt hái rất nhiều thành tựu và hứa hẹn một tương lai tươi sáng
Trả lờiXóaĐúng đó bạn
Xóa