Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

NHẬN DIỆN CÁC CHỦ ĐỀ XUYÊN TẠC VÀ THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ

Bất chấp những thành tựu đối ngoại mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã giành được, các thế lực thù địch trong thời gian qua đã ra sức phủ nhận, tìm mọi cách tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, tôn giáo”, bằng một thái độ bất mãn và những quan điểm xuyên tạc, bóp méo, các thế lực thù địch đã vu cáo trắng trợn là Đảng “hèn nhát” trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, phủ nhận hoàn toàn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi “đa nguyên, đa đảng” ở Việt Nam. Họ lợi dụng lòng yêu nước, tự tôn dân tộc để kích động một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng giọng điệu là Việt Nam đang “đi dây trong quan hệ với các nước lớn”; để giữ độc lập, chủ quyền... phải “thoát Trung”; “chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc mạnh thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo”; chính sách quốc phòng “bốn không” là “tự trói tay mình”… Thậm chí, ngay cả với việc gánh vác các trọng trách quốc tế lớn, cũng có ý kiến lệch lạc cho rằng đất nước còn nghèo, tốn tiền dân, không nên đảm trách các sự kiện quốc tế (1). Trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh COVID-19, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, vừa kích động phải cấm biên, “bài Trung”, vừa tuyên truyền luận điệu cho rằng những hỗ trợ mang tính nhân đạo, hữu nghị là “cống nạp”. Ngay cả khi công tác chống dịch có được những thành công đáng khích lệ, được dư luận quốc tế đánh giá cao, vẫn có ý kiến cho rằng Việt Nam “giấu dịch” hoặc tìm cách bôi đen uy tín của Đảng và Chính phủ bằng lập luận “Việt Nam thành công nhờ hệ thống theo dõi, đàn áp”…

Những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc nêu trên được các thế lực thù địch đẩy mạnh trên các nền tảng ứng dụng công nghệ truyền thông thế hệ mới. Sự chống phá trên bình diện thông tin đối ngoại diễn ra thường xuyên và liên tục, với sự cấu kết chặt chẽ của các thành phần thù địch, cơ hội trong và ngoài nước. Trên những trang mạng, các cá nhân và một số hãng truyền thông nước ngoài, vì mục tiêu chính trị hoặc vốn mang nặng định kiến, thiếu thiện chí với Việt Nam, đã tập trung đăng tải các bài viết, video sử dụng những ngôn từ kích động lòng thù hằn dân tộc, khoét sâu vào những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng khu vực, các đối tác quan trọng, núp dưới cái bóng của những “nhà dân chủ, trí thức, học giả, người dân yêu nước chân chính” để “phê phán, chỉ ra” những “khuyết điểm, sai lầm” trong đường lối của Đảng, Nhà nước.

Mục tiêu của các thế lực thù địch là cố gắng tạo ra một hình ảnh xấu về Đảng, Chính phủ Việt Nam; gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng và quan ngại trong dư luận trong và ngoài nước, gây ảnh hưởng tới cách nhìn, nhận thức của cộng đồng quốc tế đối với chủ trương, quan điểm, vai trò và uy tín của Đảng, Nhà nước ta. Từ đó, cản trở, tạo sức ép dư luận nhằm thay đổi, “lái” đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng ta ngả theo quốc gia này hoặc quốc gia kia; làm xói mòn lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định về chính trị - xã hội. Hệ quả của một số sự việc năm 2014, 2018 ở một số tỉnh, thành không chỉ gây mất an ninh, trật tự xã hội, mà còn làm xấu đi hình ảnh của một Việt Nam ổn định, hòa bình, điểm đến an toàn, hấp dẫn trong mắt bạn bè quốc tế, làm tổn hại tới mối quan hệ Việt Nam với một số đối tác.

2 nhận xét:

  1. Chúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác và đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các phần tử cơ hội chính trị.

    Trả lờiXóa