Chính sách tôn giáo đúng đắn
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới hiện nay đã tạo điều kiện cho các tôn giáo thực hiện đường hướng
hành đạo “tốt đời, đẹp đạo”; các chức sắc và tín đồ tôn giáo yên tâm làm việc đạo, đồng hành cùng dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, có một số người trong
các tôn giáo mang tư tưởng cơ hội, vọng ngoại, giữ thái độ cực đoan, quá khích gây tổn
hại đến lợi ích dân tộc và khối đại đoàn kết toàn dân. Những phần tử này đã lợi
dụng chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng, Nhà nước để
tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền trong vùng đồng bào có đạo. Đặc
biệt, có hiện tượng kích động các tín đồ đấu tranh đòi lại đất
đai mà trước đây các tổ chức tôn giáo đã hiến cho Nhà nước, tiến hành khiếu kiện và gây
tranh
chấp liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự của tôn giáo ở một số nơi, có nơi gay
gắt, phức tạp. Bên cạnh đó, các thế lực phản động bên ngoài cũng không ngừng
gia tăng hoạt động bảo trợ cho hoạt động truyền đạo trái pháp luật ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số địa phương
khác, cùng với sự xuất hiện các hiện tượng
tôn giáo mới, tà đạo làm cho nhiều nơi mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống, lao
động của nhân dân.
Ở nhiều vùng dân tộc, xảy ra các hoạt động lợi dụng tôn
giáo để tập
hợp lực lượng, kích động đòi ly khai, tự trị, sử dụng hệ thống nhà nguyện, điểm sinh hoạt tôn giáo làm
nơi tụ tập lực lượng để chống phá ta. Hiện nay, vấn đề tôn giáo hóa dân tộc xảy ra ở nhiều vùng
dân tộc thiểu số ở nước ta. Đây là một trong những thủ đoạn thường xuyên, quen
thuộc mà các thế lực thù địch đã sử dụng với nhiều quốc gia dân tộc. Với các dân tộc thiểu số Việt Nam
chưa theo một tôn giáo nào thì việc “đạo hoá” càng có ý nghĩa lôi kéo, tập hợp quần chúng để chống đối chính quyền. Các đối tượng đẩy mạnh tôn giáo hoá các dân tộc thiểu số, truyền đạo với nhiều
hình thức khác nhau nhằm mục đích chuyển hoá tư tưởng của đồng bào các dân tộc
từ lòng tin theo Đảng, theo cách mạng sang lòng tin vào đấng Cứu thế, làm thay
đổi nếp sống văn hoá truyền thống bằng thứ văn hoá xa lạ, dùng thần quyền để
lừa bịp và tập hợp lực lượng, hình thành các nhóm phản động dưới vỏ bọc tôn
giáo, kích
động đồng bào các dân tộc gây bất ổn chính trị xã hội.
Chúng lợi dụng
giáo lý, giáo luật tôn giáo để kích động tín đồ chống lại chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước. Mỗi
tôn giáo đều có những giáo lý, giáo luật cụ thể riêng. Ở một số nơi đã xuất hiện việc lợi
dụng các buổi hành lễ, cầu kinh, giảng đạo, làm sai tôn chỉ hành đạo, lồng các
nội dung tuyên truyền nói xấu chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, làm cho tín đồ giảm lòng tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước; cả
tin nghe theo bọn xấu, tụ tập đông người, có biểu hiện hoạt động đi ngược lại lợi
ích quốc gia dân tộc và lợi ích của chính quần chúng tín đồ các
tôn giáo.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóaĐấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa