Cứ liệu
mấu chốt mà các thế lực thù địch,
phản động sử
dụng để xuyên tạc, phủ nhận
động cơ ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là Đơn xin vào Trường Thuộc địa mà Người đã gửi
cho Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp ngày 15/9/1911. Nhiều người chỉ
vin vào những nội dung trong lá đơn này rồi rằng, động cơ Nguyễn Tất Thành sang Pháp là tìm đường làm quan, “mộng làm
quan” cho thực dân, là do
“kinh tế gia đình, ra đi để tìm đường cứu nhà” hoặc để “cãi tội”, “xin tội cho cha”, v.v..
Thực tế lịch
sử hoàn toàn phủ nhận những luận
điệu xuyên tạc trên của các thế lực thù
địch. Vào cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
nhân dân ta rên xiết dưới chế độ “thuộc địa nửa phong kiến” hà khắc, dân tộc
chìm trong đêm trường nô lệ. Tại thời điểm này, xã hội Việt Nam đã
trải qua những cuộc thử nghiệm để lựa chọn con đường cứu nước. Nổi lên là
các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, rộng
khắp, tiêu biểu là các phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân
Yên Thế, phong trào Duy Tân.v.v. Song tất cả các phong trào này đều thất
bại. Trước tình cảnh ấy, ngày 05/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành
đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người nói: “Tôi muốn
đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế
nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Nếu như phần lớn những
người Việt Nam xuất dương lúc bấy giờ là để tìm sự giúp đỡ của bên ngoài, cầu
ngoại viện để đánh Pháp, thì Nguyễn Ái Quốc ra đi là để tìm con đường, cách
thức đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào.
Từ Bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái
Quốc đã thực hiện một hành trình đi tìm chân lý kéo dài hơn 30 năm (1911 -
1941). Người đã đi xuyên qua ba đại dương, bốn châu lục Á, Âu,
Phi, Mỹ, tìm hiểu bản sắc văn hóa, kinh tế, chính trị của biết bao quốc gia,
dân tộc… để hiểu hơn Tổ quốc mình. Năm 1923, tại Mátxcơva khi trả lời cuộc
phỏng vấn của phóng viên tạp chí Ngọn lửa nhỏ, Người đã giải thích quyết định
ra đi của mình như sau: Vào trạc tuổi 13 lần đầu tiên tôi được nghe những từ
ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái – đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người
da trắng được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp”.
Đi sang Pháp tìm hiểu tận gốc kẻ thù đang áp bức nô dịch đất nước mình, để từ
đó có phương pháp và vũ khí phù hợp đánh đuổi chúng, phải chăng đây cũng là một
lý do quyết định hướng đi của Người. Suốt hơn 30 năm bôn ba,
Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, trở ngại, để tìm ra con
đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. Và cả cuộc đời Bác Hồ là một cuộc hành trình không mệt mỏi
vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Điều đó là một sự thật mà không một luận điệu sai trái nào có thể xuyên
tạc, phủ nhận.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóaMọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa