Sự thật hành
trình ra đi tìm đường cứu nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu
nước để lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là như vậy.
Từng chặng đường Người đã trải qua, những hoạt động của Người từ năm 1890-1969
đều được cập nhật khá đầy đủ trong các bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập 15 tập, Hồ
Chí Minh biên niên tiểu sử 10 tập, trong các cuốn sách Hồ Chí Minh tiểu sử chi
tiết và tóm tắt; trong các công trình nghiên cứu khoa học của các học giả ở
trong và ngoài nước… Tuy nhiên, bất chấp các thông tin chính xác đã có, các thế
lực thù địch, cơ hội chính trị không chỉ thường bịa đặt, bẻ cong sự thật, xuyên
tạc về động cơ sang phương Tây tìm đường cứu nước của Người mà còn hồ đồ suy diễn
để bôi đen nội dung lá đơn xin học ở Trường Thuộc địa của Người.
Đối với sự kiện
lá đơn xin học và động cơ ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành,
có thể khẳng định rằng:
Một là, không
thể xuyên tạc mục đích xin học Trường Thuộc địa của Nguyễn Tất Thành, bởi nơi
đây chỉ dạy ngôn ngữ và văn minh Pháp cho những thanh niên Việt Nam do Toàn quyền
Đông Dương gửi sang học. Trong đó, học viên của Trường Thuộc địa không nhất thiết
phải trở thành quan chức (mà Bùi Kỷ, Lê Văn Miến và nhiều người khác là những
ví dụ thực tế). Hơn nữa, từ năm 1896 trở đi, cùng với việc đào tạo học viên trở
thành nhà cai trị thuộc địa tương lai thì Trường Thuộc địa còn có những lớp dạy
cho những người bản xứ các nghề chuyên môn như điện báo, kế toán, công xưởng…
Đồng thời, cũng
không thể suy luận và xuyên tạc mục đích xin học Trường Thuộc địa của Người khi
cho rằng: Nguyễn Tất Thành ban đầu học tập là vì theo ý muốn của cha để sau này
sẽ làm quan triều đình nhà Nguyễn. Tuy nhiên, vì cha đã bị mất chức, nên việc
làm quan triều đình nhà Nguyễn không thành, do đó mới tìm cơ hội sang Pháp, xin
học ở Trường Thuộc địa, với “mộng làm quan cho thực dân Pháp". Thực chất,
Người chưa bao giờ có ý định làm quan cho triều đình nhà Nguyễn, lại càng không
bao giờ muốn trở thành quan cai trị thuộc địa tương lai, vì Người không chỉ thấu
hiểu rất rõ tâm tư của người cha: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu
nô lệ”/nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ
hơn” mà còn có khát vọng lớn lao là "tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ
quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, tất cả những điều tôi hiểu!”.
Hơn nữa, luận
bàn về lá đơn xin học ở ở Trường Thuộc địa này, nhà sử học Pháp khá nổi tiếng D.Hémery
từng nhấn mạnh rằng: "Lá đơn trước hết thể hiện ý muốn tạm thời được học,
nhưng đơn xin học còn bao hàm một ý nghĩa khác, tóm tắt trong khẩu hiệu lưu
hành lúc đó trong các thanh niên học sinh "xuất dương du học rồi về nhà cứu
nước"…, để phổ biến tri thức hiện đại trong các dân tộc thuộc địa".
Vì thế, có thể thấy, thực chất của việc xin học ở Trường Thuộc địa là Người muốn
được học tập để làm giàu tri thức của mình, với "ý muốn trở thành có ích
cho đồng bào tôi, muốn cho họ được hưởng những lợi ích của học thức" như
đã trình bày trong lá đơn.
Hai là, sau khi
bị Trường Thuộc địa từ chối, với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn,
Người đã quyết định làm thuê cho một hãng tàu biển, tiếp tục hành trình lao động
kiếm sống, học hỏi và hoạt động cách mạng ở nhiều quốc gia, nhiều châu lục.
Trong những năm tháng đó, Người có thời gian khám phá, chiêm nghiệm để hiểu được
thực chất của “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, của pháp quyền, dân chủ và mô hình tổ
chức Nhà nước tư sản; của nhân quyền, pháp quyền, dân chủ, mô hình tổ chức Nhà
nước Xô viết và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo tinh thần của
V.I.Lênin, để rồi sau khi đã “trưng cất” được những tinh hoa của nền văn minh
phương Đông và phương Tây, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, Người quyết định
trở về "giúp ích cho đồng bào mình", lãnh đạo đồng bào mình tiến hành
cuộc cách mạng giải phóng, chứ không phải giống như các luận điệu phản động, bịa
đặt là: khi “bị từ chối thì bất đắc phiêu lưu kiếm sống, không có thời giờ suy
nghĩ chuyện đất nước” và Nguyễn Ái Quốc “đến Liên Xô học tập là hy vọng có việc
làm kiếm lương hằng tháng, chứ không phải vì cách mạng Việt Nam”…
Thực tế là từ
những tri thức tích luỹ được; từ sự thấu hiểu được nguồn sức mạnh nội lực “chủ
nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” và với niềm tin cháy bỏng về một Tổ
quốc Việt Nam được độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do; với mong muốn đem lại
hạnh phúc “cho tất cả mọi người”, Người đã không chỉ tiến hành đào tạo đội ngũ
cán bộ cốt cán cho cách mạng Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng
đường lối chính trị đúng đắn phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam và xu thế của
thời đại là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, mà còn cùng Đảng xúc tiến
xây dựng lực lượng cách mạng, lực lượng vũ trang cách mạng, căn cứ địa cách mạng,
xây dựng và củng cố, mở rộng các hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất rộng
rãi… thiết thực, hiệu quả để chuẩn bị cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của
nhân dân Việt Nam.
Trong quá trình
đó, Người không chỉ thành công trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin vốn
có cơ sở thực tế từ xã hội phương Tây vào thực tiễn một nước thuộc địa, nửa
phong kiến, chưa phát triển như Việt Nam mà còn phát triển học thuyết đó lên một
tầm cao mới, phù hợp với phần thế giới còn lại - đó là những nước chưa qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, mà Việt Nam là một điển hình.
Ba là, thời
gian càng lùi xa, càng khẳng định rằng, hoài bão lớn lao của người thanh niên
yêu nước Nguyễn Tất Thành cách đây hơn một thế kỷ đã trở thành sự thật. Từ một
sự lựa chọn đúng và khởi đầu một hướng đi đúng, với ý chí, quyết tâm và sự phấn
đấu không mệt mỏi cho con đường mình đã chọn, Người ra đi từ bến cảng Sài Gòn
năm 1911 đã tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn và lãnh đạo nhân dân giành thắng
lợi trong cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam độc lập và thống nhất, tự do và hạnh
phúc, ngày một phát triển bền vững.
Đồng thời, dưới
ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và kiên định con đường cách mạng do Người cùng Đảng
Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn, 110 năm sau - một nước Việt Nam "Độc lập -
Tự do - Hạnh phúc" trên hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội "đã đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với
những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay" như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định.
Vì vậy, vượt
lên sự chống phá, bôi đen, xuyên tạc, bẻ cong sự thật của các thế lực phản động,
thù địch, thì vẫn có thể khẳng định rằng: Ngày 5/6/1911 không chỉ là một sự kiện
đặc biệt đánh dấu một sự lựa chọn chính xác của Nguyễn Tất Thành mà còn cho thấy,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Đi theo con đường Người đã chọn, đất nước Việt
Nam, nhân dân Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy chung của nhân loại; đã vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp về thế, về lực, về thời để
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển vững
mạnh và phồn vinh, từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế,
sánh vai cùng bạn bè quốc tế./.
Bác Hồ ơi! Bác là ánh sáng mọc lên
Trả lờiXóaBác là mặt trăng từng đêm dịu mát
Bác là biển khơi muôn trùng dào dạt
Ôm quê hương chan chứa tình thương.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa