Anh sống rất cực
khổ. Để kiếm tiền, anh làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Chính cụ Phan Chu
Trinh đã dạy Nguyễn Tất Thành nghề này. Ngoài ra, anh còn làm cả nghề sơn vẽ đồ
cổ - những đồ rất được chuộng bởi những bà quý tộc già, những người trọc phú.
Thế nhưng, không may đây chỉ là một công việc theo mùa, mỗi năm chỉ làm vài
tháng.
Gần như suốt thời
gian ở Pháp, Người làm việc quên ăn, quên ngủ. Trong suốt 5 năm trời, hồ sơ mật
thám ghi lại, chỉ có duy nhất một lần Người đến quán rượu vì công việc, nhưng
chỉ một tiếng sau đã rời đi.
Một tài liệu
ghi: “Ngày 8 tháng 1 năm 1923: Nguyễn Ái Quốc đến gặp Phan Văn Trường tại một
quán rượu trong ngõ Compoint từ 16 giờ đến 17 giờ. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã
lên án Chính phủ Poăngcarê (Poincaré) chiếm cứ vùng Rua (Rhur), một việc làm mà
“nhân dân vô sản trên thế giới không cho phép”.
Và cũng chỉ duy
nhất một lần mật thám ghi được, Người đến chợ để lo cho bữa tối: “Tháng 9, ngày
21, năm 1920: Hồi 17 giờ, Nguyễn Ái Quốc đi chợ quán Vingram. 17 giờ 30, về đến
nhà”.
Cuốn sách “Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở Pháp” viết: “Với tiền thu nhập ít ỏi, qua nhiều báo cáo theo
dõi của mật thám, đồng chí Nguyễn Ái Quốc lúc đó sống thiếu thốn, ăn uống qua
loa cho qua ngày, thậm chí không đủ tiền ăn những món thông thường của người
dân bình thường ở thành phố Paris.”
Ăn uống qua
loa, làm việc cật lực, Nguyễn Ái Quốc nhiều lần bị ốm. Tháng 3 năm 1921, Người
phải mất hơn hai tháng nằm điều trị vì bị áp xe vai.
Đời sống của
Người mỗi ngày một khó khăn vì việc làm không ổn định mà giá sinh hoạt mỗi ngày
một đắt đỏ. Người còn bị mật thám theo dõi sát sao, chúng thậm chí còn đe dọa
chủ thuê, khiến Người mất việc. Báo cáo của tên mật thám ký là Devèze ngày
29-7-1921 cho thấy: Vì trình độ kỹ thuật thấp nên mỗi tuần hãng Lainé ở số 7,
ngõ Compoint chỉ trả cho Nguyễn Ái Quốc có 40 franc, coi như thợ học việc. Từ
ngày 6-11-1921, Nguyễn Ái Quốc nghỉ việc ở hãng này, vì nghi bị ho lao”.
Theo báo cáo mật
của Cục An ninh quốc gia Pháp số 420 SR ngày 19-9-1922, “Nguyễn Ái Quốc lại
thôi không làm thuê về nghề ảnh cho hãng Lainé nữa. Hàng quạt và chao đèn vẽ bằng
sơn dầu rất khó bán. Có lẽ hãng Lainé không dám thuê Nguyễn Ái Quốc làm, vì anh
đã bị mật thám theo dõi chặt chẽ từng ngày và mật thám Pháp cũng làm khó dễ cho
chủ hãng, đe dọa chủ hãng”.
Chúng ta thật tự hào là người con của Việt Nam, là con cháu Bác Hồ; chúng ta nguyện sẽ suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Trả lờiXóa