Ngày 05/6/1911 tại bến cảng
Nhà Rồng, người thanh niên hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành chỉ với đôi bàn
tay trắng, nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nước cháy bỏng đã có một quyết
định mà ở độ tuổi ấy, trong bối cảnh ấy, ít có thanh niên Việt Nam dám thực hiện,
đó là sang Marseille nước Pháp trên chiếc tàu buôn Latouche - Tréville, mở đầu
cho một cuộc hành trình vô cùng khó khăn, vất vả và dài lâu để “tìm đường đi
cho dân tộc theo đi”.
Đã 110 năm qua đi, nhưng
ngày 05/6/1911 ấy đã, đang và vẫn sẽ là sự kiện có ý nghĩa to lớn, mở ra một
trang mới tươi sáng trong lịch sử nước ta và để lại cho các thế hệ thanh niên
Việt Nam nhiều bài học có giá trị và sâu sắc:
Sinh ra trong cảnh nước mất
nhà tan, Nguyễn Tất Thành cũng như nhiều thanh niên yêu nước khác đã có thái độ
sống tích cực, trách nhiệm với bản thân, đất nước ngay từ khi tuổi đời còn rất
trẻ. Thái độ ấy thể hiện ở tình yêu thương nhân dân cần lao đói khổ bị chà đạp
dưới ách đô hộ thực dân và phong kiến tay sai; ở lòng yêu nước, căm thù giặc
sâu sắc; ở khát khao cống hiến để đất nước thoát cảnh lầm than, nhân dân thoát
cảnh nô lệ, tủi nhục. Chính thái độ sống tích cực, trách nhiệm ấy đã thôi thúc
Nguyễn Tất Thành nhiệt tình tham gia vào các hoạt động đấu tranh chống thực dân
Pháp từ rất sớm: đó là những lần làm liên lạc cho cụ Hoàng Thông (một chí sĩ
yêu nước dạy học ở trường Quốc học Huế những năm đầu thế kỷ 20) với phong trào
Đông Du, Duy Tân khi mới 17 tuổi; đó là lần tham gia biểu tình chống thuế cùng
nhân dân các tỉnh Trung Kỳ khi bước sang tuổi 18 chưa lâu; đó là những bài giảng
thấm đẫm tinh thần yêu nước, khát khao giải phóng dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ
trong những năm tháng dưới mái trường Dục Thanh; đó là quyết tâm đến Sài Gòn, một
mình sang Pháp và một số nước khác ở để tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc…
Tất cả cho thấy một tinh thần yêu nước nồng nàn, một khát khao giải phóng dân tộc
mạnh mẽ được hun đúc bởi một thái độ sống tích cực, đầy trách nhiệm với nhân
dân, với đất nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Ngày nay, đất nước không
còn trong cảnh nô lệ, lầm than như thời Nguyễn Tất Thành sống mà đang vươn mình
mạnh mẽ để trở thành một đất nước ngày càng thịnh vượng và hạnh phúc theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được mục tiêu ấy, đòi hỏi mỗi cán bộ, mỗi
người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ phải luôn nung nấu khát vọng xây dựng đất nước
ngày càng phát triển, giàu mạnh, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh
phúc. Muốn vậy, thế hệ trẻ ngày nay cần phải phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước,
lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm cao với các công việc chung của đất nước, của
xã hội cũng như trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan,
đơn vị; xây dựng và duy trì lối sống có trách nhiệm “mình vì mọi người” trước
khi nghĩ đến “mọi người vì mình”.
Chúng ta phải tích cực học tập, rèn luyện theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Trả lờiXóa