Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

VẪN TRÒ A DUA, PHỤ HOẠ THEO NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐBHĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công đẹp. Sự thành công của cuộc bầu cử càng thêm ý nghĩa khi diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp đất nước. Không chỉ dư luận trong nước mà dư luận quốc tế cũng đánh giá cao thành công của sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng này. Thế nhưng sẽ trọn vẹn hơn nếu không có chuyện trong nội bộ ta một số phần tử cơ hội, bất mãn chính trị hùa theo các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc nền dân chủ ở Việt Nam.

Thông qua vài trang tiếng Việt ở nước ngoài và mạng xã hội, một số người viết bài, trả lời phỏng vấn cho rằng Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử chẳng khác nào “vừa đá bóng, vừa thổi còi”; là “đứng trên pháp luật”, “đứng ngoài pháp luật”... Họ mang cuộc bầu cử mà chúng ta vừa tiến hành ra so sánh với các cuộc bầu cử ở Mỹ và một số nước phương Tây rồi nói rằng chế độ bầu cử, nền dân chủ ở Việt Nam là “hình thức”, “thiếu văn hóa dân chủ”... Họ tỏ thái độ không đồng tình với việc Hội đồng BCQG qua mạng viễn thông gửi tin nhắn tuyên truyền về cuộc bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND các cấp và cho việc làm đó là vi phạm quyền con người.v.v...

Đáng lưu ý trong số đó có những người trước đây là nhà khoa học, nhà báo, nhà văn, nhà thơ... khi còn đương chức họ ngụy trang kín đáo nên khó phát hiện. Khi về nghỉ hưu thì những gì họ che đậy mới bộc lộ. Trước những sự kiện quan trọng của đất nước họ không chỉ vô cảm mà còn đưa ra những ý kiến đi ngược với quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước; a dua, phụ họa theo những quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Việt Nam, như: Không thể có dân chủ trong chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam; chỉ thực hiện chế độ đa đảng mới có dân chủ thực sự.v.v... Mục đích sâu xa của những giọng điệu ấy không gì khác vẫn là lợi dụng cuộc bầu cử để xuyên tạc nền dân chủ của Việt Nam;... Đó là những giọng điệu hết sức sai lầm.

Bàn về dân chủ, nhân quyền trước hết cần phải hiểu: Quyền con người là một giá trị cao quý mang tính phổ quát đối với toàn thể nhân loại, đó là một thực tế không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, cộng đồng quốc tế thừa nhận, quyền con người, quyền dân chủ là một giá trị mang tính lịch sử, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với đường hướng phát triển của chế độ chính trị - xã hội, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa... của mỗi quốc gia, dân tộc.

Những nét cơ bản ấy có lẽ ai cũng hiểu được. Vậy chẳng lẽ một số người, trong đó có cả những người vẫn thường khoe mẽ là giáo sư, tiến sĩ... đã từng làm chức nọ, chức kia lại không hiểu được điều ấy? Nếu hiểu được mà vẫn cố tình đem dân chủ phương Tây, bầu cử ở các nước tư bản ra để luận bàn, so sánh với dân chủ, chế độ bầu cử ở Việt Nam thì đó là hành động vô lối và không thể chấp nhận.

Hơn thế càng không thể bê cái mô hình dân chủ tư sản, chế độ bầu cử, “tiêu chuẩn nhân quyền” kiểu tư bản chủ nghĩa để áp đặt vào Việt Nam. Chiêu bài “xuất khẩu” dân chủ phương Tây, dùng “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, trong đó có Việt Nam được các thế lực thù địch toan tính từ lâu. Nhân dân Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hòa bình thế giới chẳng lạ chiêu trò đen tối ấy.

Việt Nam sẵn sàng học hỏi, tiếp thu tinh hoa của thế giới để hoàn thiện nền dân chủ của mình. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam khẳng định mạnh mẽ và dứt khoát không bao giờ chấp nhận kiểu dân chủ vô lối mà một số phần tử bất mãn chính trị đang tung hô, tô vẽ. Dù bằng chiêu trò gì chăng nữa, các thế lực thù địch, phản động cũng không thể “xuất khẩu”, không thể áp đặt cái thứ “dân chủ vô chính phủ” ấy vào Việt Nam.

1 nhận xét:

  1. Mọi luận điệu xuyên tạc của bọn phản động và các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa