Ngày 2-6-1911, Nguyễn Tất
Thành nộp đơn xin việc làm ở tàu Amiral Latouche Tréville, một tàu lớn vừa chở
hàng, vừa chở khách, đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Một
ngày sau, anh bắt đầu làm phụ bếp ở tàu với tên mới: Văn Ba.
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất
Thành từ Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn sang Pháp. Người thanh niên 21 tuổi
ấy ra đi với mục đích gì? Để kiếm kế sinh nhai, hay để thoả mãn một ước mơ xa lạ
nào đó của tuổi trẻ. Hơn mười năm sau chính anh đã trả lời nhà báo, nhà thơ Xô
viết Osip Mandelstam:
Khi là một cậu bé ở tuổi
13, tôi lần đầu tiên đã nghe đến những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái và
tình anh em - đối với chúng tôi tất cả người da trắng đều là người Pháp. Tôi muốn
tìm hiểu nền văn minh của Pháp để biết xem cái gì ẩn đằng sau những từ ấy.
Nhưng ở các trường Pháp dành cho người bản xứ, người Pháp dạy như dạy con vẹt.
Người ta ngăn cấm chúng tôi tiếp xúc với sách báo, không chỉ là những nhà văn mới
mà ngay cả Rousseau và Montesquieu. Tôi đã làm gì? Tôi quyết định đi ra nước
ngoài. Người An Nam bị xem là nông nô. Chúng tôi không chỉ bị cấm du lịch, mà
còn bị cấm đi lại trong nước. Đường sắt được xây dựng cho các mục đích chiến lược
riêng: trong con mắt người Pháp, chúng tôi chưa đủ trình độ để sử dụng những
tuyến đường này. Tôi đã ra đi bằng đường biển. Lúc đó tôi 19 tuổi. Ở Pháp, các
cuộc bầu cử đang diễn ra. Giới tư sản đang lừa phỉnh nhau’.
Rõ ràng là sự lựa chọn đi
ra nước ngoài bằng đường biển của Bác Hồ là có chủ đích tìm đường cứu nước. Trả
lời phỏng vấn này trùng khớp với những thông tin sau này về tiểu sử của Người.
Con tàu xuyên đại dương
ngay trong tháng 6 đã ghé cảng Singapore rồi Colombo, Sa’id (Ai Cập). Ngày
6-7-1911, sau một tháng vượt biển, tàu đến nước Pháp. Ở đây, Nguyễn Tất Thành tận
mắt chứng kiến ở nước Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam. Anh trăn
trở: “Tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của nước họ trước khi đi
“khai hoá” chúng ta”.
Làm phụ bếp trên tàu
nhưng khát vọng được học tập để mở mang vẫn cháy bỏng. Ngày 15-9-1911, Nguyễn Tất
Thành viết đơn gửi Tổng thống Pháp trình bày nguyện vọng muốn vào học Trường
Thuộc địa. Đơn có đoạn viết: “…Tôi rất ham học. Tôi muốn sẽ trở nên có ích cho
nước Pháp đối với các đồng bào của tôi, đồng thời có thể giúp họ hưởng được những
ân huệ của giáo dục...”.
Thế nhưng nước Pháp không
văn minh và bác ái như khẩu hiệu, lá đơn được quay về thuộc địa và người ta vì
dị ứng với việc Người tham gia biểu tình năm 1908 đã bác bỏ nguyện vọng đó.
Giữa tháng 10 năm ấy,
theo hành trình, con tàu Amiral Latouche Tréville quay trở về Sài Gòn rồi lại
ra đi. Sổ lĩnh lương tàu mà bản chụp hiện còn lưu tại Viện Hồ Chí Minh ghi rõ,
Người nhận lương tại Sài Gòn, ngày 16-10-1911. Dù làm việc vất vả nặng nhọc, có
thể mất mạng bất cứ lúc nào, nhưng mức lương lại rất bèo bọt. Sổ ghi, sau khi
đóng tiền ăn, tiền nộp cho cai bếp, góp vào quỹ bảo hiểm cho thủy thủ người
Pháp thì chỉ còn nhận được vỏn vẹn 10 franc.
Có một chi tiết thật xúc
động, theo chính Hồ sơ của Chánh mật thám ghi lại: Nhận lương ít ngày thì ngày
31-10-1911, từ Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ, nhờ chuyển
số tiền 15 đồng cho cha là Nguyễn Sinh Huy. Số tiền trên đã được ông Nguyễn
Sinh Huy ký nhận ngày 9-11-1911.
Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóa