Nguyễn Tất Thành tìm đường
sang nước Pháp và các nước phương Tây không chỉ bởi muốn tìm hiểu những “bí ẩn”
đằng sau những khẩu hiệu về tự do, bình đẳng, bác ái mà thực dân Pháp luôn rêu
rao trong quá trình cai trị Việt Nam; không chỉ muốn tìm hiểu thêm những trào
lưu tư tưởng mới mà còn bởi Nguyễn Tất Thành đã nhìn thấy những hạn chế của các
phong trào đấu tranh theo các khuynh hướng yêu nước trước đó. Thế nên anh đã có
sự sáng tạo, chọn con đường đi mới, đó là sang nước Pháp và các nước phương Tây
để tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Ngày nay, tinh thần dám đổi
mới, sáng tạo đó vẫn rất cần thiết cho đất nước, đặc biệt là cho thế hệ trẻ bởi
đây là những chủ nhân tương lai của đất nước; là lực lượng nòng cốt, đi đầu
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là trung tâm trong chiến lược phát
triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao. Công cuộc đổi mới và hội nhập quốc
tế ngày càng đi vào chiều sâu đòi hỏi thế hệ trẻ không chỉ có nhiệt tình cách mạng,
không chỉ cần nhanh nhạy mà còn phải luôn luôn đổi mới sáng tạo, tìm ra các
cách thức mới, con đường mới, phương pháp mới phục vụ cho sự phát triển chung,
đưa đất nước nhanh chóng sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong
muốn.
Năm xưa, Nguyễn Tất Thành
chịu cảnh tủi nhục, đau đớn khi nước mất nhà tan mà quyết tâm ra đi tìm được
con đường cứu nước đúng đắn mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Ngày nay, mặc dù đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu, vị thế
trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao nhưng vẫn chưa tương xứng
với tiềm lực của đất nước. Các nguy cơ đối với cách mạng nước ta đã được Đảng
chỉ ra vẫn còn hiện hữu. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra quyết tâm đưa nước ta trở thành một nước phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 1945; đòi hỏi sự tham gia của
toàn hệ thống chính trị và nhân dân. Trong đó, nòng cốt phải là thế hệ trẻ với
tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, vượt mọi khó khăn thử thách như
tinh thần của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc năm xưa.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa