Hiện
nay trên kênh Tik tok campuchia12, một kênh Tiktok có hơn 80 ngàn người theo
dõi và 1 triệu lượt thích. Chủ đề chính của kênh campuchia12 là nhắm vào việc
kích động mối quan hệ giữa hai nước Campuchia - Việt Nam, vu cáo Việt Nam đã,
đang và sẽ xâm lược Campuchia và có những yêu sách đòi chủ quyền phi lý, cụ thể
họ giật tít:
"Trong
quá khứ và hiện tại, Việt Nam luôn muốn đô hộ Campuchia. Việt Nam đã dựng và
trực tiếp chỉ đạo Khmer Đỏ đối xử tàn bạo với người dân Campuchia, sau đó đưa
quân đánh Campuchia và đồng hóa người dân Campuchia. Trung Quốc đã cố giúp
chúng ta nhưng không thành công".
"Lý
Hiển Long đã nói rằng Việt Nam xâm lược Campuchia, còn chính quyền Hun Sen và
các quan chức thì không nhận ra".
"Yêu cầu Việt Nam trả lại Kampuchea Krom lại cho
nhân dân Campuchia. Với Koh Tral, Prey Nokor, Campuchia sẽ hùng mạnh trở lại và
đòi lại những gì đã mất".
Koh
Tral là đảo Phú Quốc, Prey Nokor chính là Tp. Hồ Chí Minh hiện tại.
Có
thực trạng rất đáng buồn, là nhiều người Campuchia đang bị giật dây và xét lại
lịch sử. Trong đó có hai vấn đề lớn nhất, một là những người này tiến hành
"đòi chủ quyền" của Campuchia tại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ hiện nay,
bao gồm cả Tp. Hồ Chí Minh, yêu cầu phía Việt Nam trao trả đảo Phú Quốc, các
quần đảo Hà Tiên, Nam Du, Thổ Chu... Thứ hai, đó là trào lưu xét lại lịch sử,
cho rằng Khmer Đỏ là sản phẩm của truyền thông, là thuyết âm mưu, những kẻ này
cho rằng những tác hại của Khmer Đỏ được phía Việt Nam "phóng đại"
nhằm mục tiêu đô hộ, chỉ có Trung Quốc là giúp Campuchia thoát khỏi Việt Nam.
Vừa
rồi, Fresh News - một trong những tờ báo điện tử lớn nhất Campuchia, dẫn lời
phát ngôn viên Đảng Nhân dân Campuchia ca ngợi cuộc chiến chống Khmer Đỏ và sự
giúp sức của quân tình nguyện Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người Campuchia chia
sẻ lại bài báo với những bình luận hằn học, sặc mùi thù hận và xuyên tạc, từ
các nhóm diễn đàn ASEAN, đến các đoạn phim ngắn trên Tik tok...
"Khmer
Đỏ là do Việt Nam dựng lên, những gì Khmer Đỏ làm đều do phía Việt Nam chỉ đạo.
Việc đánh Khmer Đỏ được khoác dưới danh nghĩa quân tình nguyện nhưng lại che
giấu âm mưu thực sự là xâm lược Campuchia"
"Khmer Đỏ là cộng sản. Việt Nam cũng là cộng sản. Và
cộng sản thì đều tàn ác"
"Tội
ác Khmer Đỏ chỉ là giả tạo. Những người Campuchia mà tôi gặp đều nói về tội ác
xâm lược của người Việt Nam. Người Campuchia không căm thù Khmer Đỏ, họ chỉ căm
thù người Việt Nam."
"Thủ tướng Lý Hiển Long và quốc vương Thái Lan từng
lên án Việt Nam xâm lược Campuchia. Đó là sự thực, chỉ có chính quyền Hunsen là
không biết điều này".
Tờ
Khmertimeskh, một tờ báo có tiếng tại Campuchia, trong một bài báo năm 2014, đã
gián tiếp nói Việt Nam là kẻ xâm lược Campuchia thông qua lời của một giáo sư
sử học người Đức là Bernd Schaefer. Bernd Schaefer nói rằng giai đoạn Việt Nam
lấy danh nghĩa hỗ trợ nhưng thực ra là chiếm đóng Campuchia, đối xử với
Campuchia như là một nước thuộc địa, coi người dân Campuchia không phải là công
dân của một nước hợp pháp.
Và
trên hết, Khmertimeskh ghi rõ rằng: "Việt Nam không tấn công Khmer Đỏ vì
lý do nhân đạo".
"Bất
cứ người Campuchia nào không thừa nhận về sự diệt chủng của Khmer Đỏ, thì không
xứng đáng là người Campuchia" - Một nhận định về bộ phim First They Killed
My Father, một bộ phim nói về sự đào thoát của một cô bé khỏi hang ổ của Khmer
Đỏ và sống sót nhờ vào những người lính tình nguyện Việt Nam.
Hơn
2 triệu người Campuchia đã thiệt mạng trong một cuộc diệt chủng được liệt vào
hàng dã man nhất lịch sử loài người. Và cuộc diệt chủng ấy, không phải chỉ nhắm
vào người Campuchia, mà còn nhắm vào người Việt Nam.
Những
cuộc thảm sát ở dọc biên giới Tây Nam của Tổ Quốc, trong đó có thảm sát Ba Chúc
diễn ra vào tháng 4/1978, đã khiến hàng ngàn người Việt Nam thiệt mạng. Việt
Nam đã nhiều lần lên tiếng trên bình diện quốc tế, nhưng đáp lại đó, là sự thờ
ơ, bâng quơ và thậm chí vu cáo Việt Nam đã "ngụy tạo" hoặc "làm
căng thẳng hóa" tình hình.
Bấy
giờ, người Campuchia sống trong một hoàn cảnh khốn cùng, không một quốc gia nào
coi sự sống của người Campuchia là một vấn đề đáng quan tâm. Với các cường
quốc, chiến tranh lạnh và các vấn đề "đấu đá" mới là điều hàng đầu.
Duy chỉ có người láng giềng Việt Nam, đã đến và cứu giúp người Campuchia.
Trong
gần 11 năm, đã có hơn 50 ngàn lính Việt Nam bị thương vong tại chiến trường Tây
Nam mà đến nay, có rất nhiều người lính Việt Nam vẫn nằm lại ở bên nước bạn mà
chưa được trở về Tổ Quốc. Tại Campuchia hiện nay, có tới hơn 20 ngàn ngôi mộ
tập thể đã được phát hiện, những địa danh như S-21, các ngôi chùa chứa đầy tội
ác vẫn còn tồn tại, nhưng nhiều người Campuchia, lại coi như đây là những câu
chuyện hư cấu và không có thật.
Khmer
Đỏ đã gây ra tội ác và đã bị chấm dứt, và giờ, thứ tội ác tiếp theo nữa, là thứ
tội ác xét lại lịch sử, chống lại loài người và vinh danh diệt chủng.
Người
Đức luôn mặc cảm và không tránh né những tội ác mà chế độ phát xít đã gây ra
vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2 và họ thậm chí có những điều luật vô
cùng khắt khe nhắm vào việc bài trừ việc tôn vinh chủ nghĩa phát xít trên cả
bình diện đối nội và đối ngoại. Nhưng ở trong xã hội Campuchia, đã bắt đầu nhen
nhóm hiện tượng xét lại nhằm tôn vinh Khmer Đỏ, cho rằng những gì Khmer Đỏ làm
chỉ vì mục đích muốn đòi lại chủ quyền tại Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ của Việt
Nam.
Thật
tiếc, ở những nơi mà những chiến sĩ tình nguyện đã ngã xuống, đã có những người
nói họ là tội phạm chiến tranh, là quân xâm lược. Tại Việt Nam, có một cụm từ
để nói về những người này, đó là "vong ân bội nghĩa".
Khi
đoàn quân tình nguyện Việt Nam về nước, hàng chục ngàn người Campuchia đã đứng
hai bên đường, từ Phnom Penh đến Mộc Bài, để chia tay, để cám ơn, để tri ân.
Những hình ảnh, được báo giới nước ngoài ghi lại, một phóng viên nước ngoài đã
để lại dòng viết: "Những người lính cộng sản đã tái sinh Campuchia một lần
nữa".
Các nhà zận chủ ở CamPuChea nói thì chúng ta không thể tin được
Trả lờiXóa