Nguyễn Tất Thành rất khâm phục ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của
các bậc tiền bối, nhưng không tán thành đường lối cứu nước của họ. Trong bối
cảnh những năm đầu thế kỷ XX, vào tháng 6-1911, người thanh niên yêu nước
Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Người đi sang phương
Tây, nhưng không phải đi tìm chỗ dựa, hoặc cầu viện các thế lực bên ngoài để
cứu nước, mà là đi xem các nước làm như thế nào về giúp đồng bào mình.
Quyết định sang Pháp là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, thể hiện rõ tầm
nhìn, tư duy độc lập, sáng tạo của Người. Hồ Chí Minh đã mở tầm nhìn ra thế
giới, sẵn sàng tiếp biến tinh hoa, trí tuệ của thời đại. Người phân tích, đánh
giá ý nghĩa các sự kiện lớn trên thế giới, đặc biệt là các cuộc cách mạng xã
hội. Bắt đầu từ lòng yêu nước, sự nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, dựa trên
tiêu chí ai, tổ chức nào bênh vực các dân tộc thuộc địa, ủng hộ và đoàn kết với
họ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành độc lập dân
tộc, Người đã định hình ra con đường để đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu
cho nhân dân mình.
Tại Pa-ri thủ đô nước Pháp, lúc này được coi là “trung tâm liên minh thế
giới của bọn đế quốc”, Người đã có một bước phát triển mới trong nhận thức về
con đường cứu nước khi tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917. Mặc dù, chưa hiểu hết ý nghĩa cực kỳ to lớn của Cách mạng Tháng Mười,
nhưng với Người, đây là một biến cố to lớn, “có một sức lôi cuốn kỳ diệu vô
cùng”. Đặc biệt, từ tháng 7-1920, khi tiếp xúc với bản “Sơ thảo lần thứ nhất
những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê-nin, Người
đã tìm thấy ở Luận cương những giải đáp về con đường giải phóng cho các dân tộc
thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Bằng hoạt
động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua tầm nhìn hạn chế, ảo tưởng mong chờ
sự giúp đỡ của các chính phủ đế quốc đã từng tồn tại ở một số nhà yêu nước khác
cùng thời. Nguyễn Ái Quốc nhận rõ, trong thế giới chỉ có “một mối tình hữu ái
là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng
trên báo L’ Humanité, Người nhận ra: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc tìm thấy trong Luận cương của Lê
nin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam; lời giải đáp về
vấn đề dân tộc thuộc địa trong mối quan hệ với phong trào cách mạng thế giới -
mối quan hệ giữa yếu tố sức mạnh dân tộc với sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế.
Người nhận thức được rằng: “Không có một sức mạnh thống nhất của cả nước, không
có sự giúp đỡ mạnh mẽ của bên ngoài, công cuộc vận động giải phóng khó mà thành
công được”.
Tháng
12/1920, tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở Tua, với tư cách là đảng
viên Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu ra nhập Quốc tế thứ ba - Quốc tế
Cộng sản, tán thành chủ trương thành lập Đảng Cộng sản pháp và trở thành một
trong những người sáng lập Đảng Cộng sản pháp. Cuộc gặp gỡ với chủ
nghĩa Mác - Lênin vào những năm 20 của Thế kỷ XX là sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái
Quốc giác ngộ lập trường, quan điểm vô sản và quyết định lựa chọn con đường
giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo quỹ đạo của cách mạng vô sản.
Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng cho mọi thế hệ học tập và làm theo
Trả lờiXóaMọi người dân Việt Nam luôn nhớ công lao trời bể của Chủ tịch Hồ Chí Minh; vì vậy mỗi người dân; nhất là cán bộ, Đảng viên phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Người.
Trả lờiXóa