Khi đưa ra quan
điểm về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã
phân định các thành phần kinh tế hợp thành. Có ý kiến cho rằng Đảng ta chủ
trương phát triển kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần,
đa dạng các hình thức sở hữu; các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh
tranh theo pháp luật nhưng Đảng ta lại xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân, như vậy là có sự phân biệt đối xử, không thể
bình đẳng. Do đó, không thể có kinh tế thị trường thật sự, “là kiểu
kinh tế thị trường tùy tiện do Việt Nam tự nghĩ ra chứ không tuân theo thông lệ
quốc tế”.
Gần đây, một số
phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã viện lý do về sự yếu kém của một
số đơn vị kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua để kêu gọi cần phải loại bỏ
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Họ cho rằng sự can thiệp của Đảng và Nhà
nước đối với nền kinh tế thị trường làm “lệch lạc” thị trường, làm kinh tế thị
trường bị “biến dạng”. Do đó, họ kêu gọi cần phải xóa bỏ định hướng xã hội chủ
để nền kinh tế thị trường phát triển đúng theo quy luật vốn có.
Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóa