Thực hiện công tác tôn giáo là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị các cấp ở địa phương và các lược lượng trên địa
bàn (trong đó có các đơn vị quân đội) dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền địa phương. Do đó, các đơn vị quân đội tham gia thực hiện công tác
tôn giáo vừa phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên vừa phải chủ động
tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương và các
lực lượng khác trên địa bàn đứng chân để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác
này. Đây là nguyên tắc, bảo đảm cho các đơn vị quân đội tham gia thực hiện công
tác tôn giáo đúng với chức năng, nhiệm vụ và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo
trong tổ chức thực hiện.
Chính vì vậy, cấp ủy, chỉ huy các đơn
vị quân đội trên địa bàn trong tham gia thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của
công tác tôn giáo phải thường xuyên tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy,
chính quyền và các đoàn thể địa phương để vừa đảm bào sự lãnh đạo, chỉ đạo thống
nhất vừa tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm thực
hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Sự tham mưu, phối hợp này sẽ phát huy được vai
trò của cán bộ, chiến sĩ trong tham gia thực hiện công tác tôn giáo và sức mạnh
tổng hợp của các tổ chức, lực lượng khác trong thực hiện công tác tôn giáo trên
địa bàn, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, làm thay và không đúng
nguyên tắc trong tổ chức thực hiện công tác tôn giáo.
Từng cấp ủy, chỉ huy cơ quan, đơn vị
căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của quân đội và đơn vị, cần nắm vững nguyên tắc
và cơ chế phối hợp hoạt động với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương
để đảm bảo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện
công tác tôn giáo, giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến tôn
giáo. Trong suốt quá trình tham gia thực hiện công tác tôn giáo của cơ quan,
đơn vị vừa phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong
quân đội, sự chỉ đạo của chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy đơn vị, vừa
phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp
chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể địa phương trên địa bàn đóng quân. Cho
nên, một mặt, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị cần quán triệt và tổ chức thực hiện
nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy cấp trên, tham mưu, phối hợp
chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương; mặt khác, chủ
động, sáng tạo trong tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của công tác tôn
giáo phù hợp với tình hình địa bàn. Tùy theo tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng
đơn vị, cấp ủy, chỉ huy đơn vị xác định nội dung, hình thức, biện pháp tham
mưu, phối hợp một cách phù hợp với tình hình địa bàn và đơn vị.
Có điều, công tác tham mưu, phối hợp
của các cơ quan, đơn vị quân đội với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương
phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội và cơ chế, nguyên tắc
trong quá trình phối hợp công tác. Việc thường xuyên, kịp thời tham mưu, phối hợp
chặt chẽ giữa cơ quan, đơn vị quân đội với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa
phương và các lực lượng khác trên địa bàn đứng chân trong thực hiện công tác
tôn giáo sẽ bảo đảm cho đơn vị hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ được giao;
phát huy tốt vai trò đội quân công tác trong tình hình mới.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóaCấp ủy, chỉ huy các đơn vị quân đội trong tham gia thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của công tác tôn giáo phải thường xuyên tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương để vừa đảm bào sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất vừa tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Trả lờiXóa