Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

CHÍNH SÁCH “BỐN KHÔNG” VÀ CHỦ TRƯƠNG “BỐN TRÁNH” TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định, chúng ta xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính sách Quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược. 

Chính sách quốc phòng của nước ta khẳng định: Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Chúng ta khẳng định chủ trương “bốn tránh”: (1) Tránh xung đột về quân sự; (2) Tránh bị cô lập về kinh tế; (3) Tránh bị cô lập về ngoại giao; (4) Tránh bị lệ thuộc về chính trị. 

Chính sách “bốn không”, chủ trương “bốn tránh”, là một dụng quan trọng trong hệ thống đồng bộ các quan điểm chiến lược của Việt Nam về chính sách quốc phòng và đối ngoại nhằm tạo lập và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, góp phần huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1 nhận xét:

  1. Chính sách “bốn không”, chủ trương “bốn tránh”, là một dụng quan trọng trong hệ thống đồng bộ các quan điểm chiến lược của Việt Nam về chính sách quốc phòng và đối ngoại nhằm tạo lập và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định

    Trả lờiXóa